Từ số liệu thống kê ở trên chúng ta thấy Nguyễn Khải có sở trường sử dụng hình thức nhân vật kể chuyện. Còn Nguyễn Huy Thiệp mặc dù hình thức này sử dụng ít hơn nhưng lại đặc biệt thành công.
Nét khu biệt trong cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất của Nguyễn Huy Thiệp có khác xa với Nguyễn Khải ở chỗ Nguyễn Khải thường để cho nhân vật của mình độc thoại, chiêm nghiệm suy nghĩ, rất ưa nhận xét đánh giá về đời sống, về con người. Còn Nguyễn Huy Thiệp lại đối diện với đám đông,
Khoá luận tốt nghiệp
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
59
đối thoại với họ nhiều hơn. Nhân vật xưng “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Khải luôn quan tâm đến vấn đề nhân sinh, thế sự như ý nghĩa cuộc đời, sự lựa chọn cách sống kế mưu sinh, vấn đề lương tâm, đạo đức. Có lúc là sự ca ngợi tình yêu, tình người cao đẹp mặc dù tình yêu ấy xuất hiện khi họ ở lứa tuổi bảy mươi (Nắng chiều), có lúc lại ca ngợi con người sống giàu lòng yêu thương, dán xả thân vì tổ quốc, vì con người (Nơi về).., hay lại là sự ca ngợi người phụ nữ đẹp chốn hà thành (Một người Hà Nội). Còn Nguyễn Huy Thiệp lại luôn để cho nhân vật xưng “tôi” của mình trải lòng với cuộc sống. Nhân vật xưng tôi quan tâm tới những cái đời thường nhất trong cuộc sống hiện đại của con người. Chẳng hạn như những lời thoại của nhân vật Thuần (Tướng về hưu) Anh đối thoại với cha, với vợ, với kẻ ăn người ở và gặp nhau trong những vấn đề đơn giản diễn ra hàng ngày trong cuộc sống: “Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi cha làm gì?” Tôi bảo: “Viết hồi kí” Cha tôi bảo: “Không” Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem” (16,tr17). Đây là nét mà chúng ta thấy Nguyễn Huy Thiệp hiện đại hơn.
Điểm khác biệt thứ hai là nhân vật xưng tôi trong truyện ngắn của Nguyễn Khải là nhân vật thường đứng độc lập. Mặc dù nhân vật tôi cũng có đối thoại, có hành động trong các lời kể: “Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh thỉnh thoảng có việc phải ra Hà Nội ghé thăm cô Hiền” (Một người Hà Nội)
chứ không hề thấy cuộc sống thực sự của nhân vật ấy ra sao, rồi mối quan hệ với mọi người xung quanh như thế nào. Còn nhân vật tôi trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện sinh động hơn, tự nhiên hơn trong mối quan hệ mật thiết với các nhân vật khác: “hai chúng tôi vờn nhau độ ba phút, tôi đã dụ Biền theo nhịp những miếng trò hào hoa vô thưởng vô phạt của tôi” (Những người thợ xẻ).
Như vậy, chúng ta thấy dấu ấn cá nhân của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đậm nét hơn, lời kể hấp dẫn hơn.
Khoá luận tốt nghiệp
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
60
Nếu nhân vật tôi – người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải thường là một típ người thường là nhà văn thậm chí có truyện còn không nhắc tới nghề nghiệp tuổi tác, tính cách mà chỉ được nói chung chung đứng ra kể chuyện. Còn nhân vật xưng “tôi” ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đa dạng hơn: một kĩ sư an phận có phần nhu nhược (Tướng về hưu), một cậu bé tốt nghiệp phổ thông (Những bài học nông thôn), một sinh viên trượt tốt nghiệp đại học (Những người thợ xẻ). Do người kể truyện ở ngôi thứ nhất rất khác nhau về nghề nghiệp lứa tuổi, địa vị xã hội, khả năng thâm nhập cuộc sống nên “điểm nhìn” rất rộng, bao quát được các phạm vi đời sống từ “thượng đỉnh” đến “dưới đáy”. Và đặc biệt lời kể của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp phong phú đa dạng hơn chứ không bị quy phạm như lời kể của nhân vật xưng “tôi” trong truyện của Nguyễn Khải.