Biện pháp để các nhân vật vào các xung đột kịch tính

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 67 - 73)

ở chương 2 chúng ta đã nhận xét, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không nổi lên những mâu thuẫn trung tâm trừ một vài truyện trong mảng “giả cổ tích”. Còn lại hầu hết các truyện ngắn đều là những mảng của cuộc sống nên những mâu thuẫn cũng là những mâu thuẫn của cuộc sống hàng ngày. ở điểm này ta thấy cả Nguyễn Khải và Nguyễn Huy Thiệp đều có sự giống nhau. Nhưng giữa hai nhà văn này có điểm khác nhau đó là trong truyện ngắn của Nguyễn Khải có một mâu thuẫn cơ bản là đó là sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Tức là Nguyễn Khải luôn xây dựng các nhân vật của con người thời hiện đại nhưng nó vẫn còn ảnh hưởng từ quá khứ rất nhiều. Như ông Ba Quốc Hội (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), Ông Vị (Nơi về). ở đây chúng tôi lấy một ví dụ cụ thể là Hiền trong Một người Hà Nội: Khi con trai xin đi bộ đội cô không muốn nhưng cũng không phản đối: “Tao đau đớn mà bằng lòng vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè” và “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Cô chỉ muốn sống bình thường như những người khác: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”. Cô Hiền cũng sớm hoà đồng với cuộc sống hiện đại: “Cạo răng trắng, uốn tóc, mặc quần áo đồng màu” và cũng khá thức thời: “Sau ngày Hà Nội giải phóng

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

68

cô vẫn ở hai dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà ở hàng Bún cho thuê”. Nhưng không bởi vậy mà đánh mất cái duyên truyền thống của người Hà Nội: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”.

Qua đó cho thấy Nguyễn Khải muốn thoát li cái cũ nhưng vẫn chưa được. Chính vì vậy mà các nhân vật của ông luôn luôn có sự mâu thuẫn. Trái lại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp các nhân vật là những con người hoàn toàn hiện đại nên các mâu thuẫn xung đột cũng là các xung đột rất đời thường trong cuộc sống. Còn nếu có cái cũ thì nó sẽ bị đào thải như ông Thuấn (Tướng về hưu).

Mặc dù, những xung đột trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không tập trung nhưng nó vẫn thể hiện được sự bứt phá trong ngòi bút của nhà văn hiện đại này. Nguyễn Huy Thiệp đã từ bỏ cái cũ để đến với cái mới, thể hiện sự hiện đại trong ngòi bút của ông.

3.2.6 Biện pháp tả

Cũng như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khải sử dụng biện pháp tả khá nhiều nhưng mà cách tả của hai nhà văn hoàn toàn khác nhau.

Nguyễn Khải khá chú ý đến ta người và từ diện mạo hình dáng bên ngoài ấy cũng nói lên được đặc điểm tính cách của nhân vật. Đó là hình ảnh ông Ba Quốc Hội: “Ông già bước nhón chân ra gặp chúng tôi, mặc quần lửng, cởi trần, tóc chưa bạc hết, các bắp thịt vẫn rất săn, vóc người trời cho để sống cả trăm tuổi”. Và ông Hai thư ký: “Người gầy nhỏ, lưng hơi còng, mặc cái áo thun nâu rất chật, một cái quần cũ màu xám lại dài quá, rộng quá như quần mượn, đi lại lom khom, rồi trở về ngồi nép sau cái bàn giấy của ông là một góc phản bừa bộn giấy tờ sổ sách”. (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười). Chỉ qua vài lời miêu tả như vậy mà chúng ta có thể đoán biết được cuộc sống trước kia và hiện tại của họ như thế nào. Ông Ba Quốc Hội là người sống vì

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

69

cách mạng nhưng tính tình lại xởi lởi không bon chen, không ham hố quyền lực, chăm chỉ làm ăn, sống vô tư. Còn ông Hai thư ký qua hình dáng có thể đoán biết rằng ông có cuộc sống rất khổ cực trước kia và tác phong khúm núm của một kẻ mang ơn. Hay tả hình dáng cô Hiền trong Một người Hà Nội

cũng góp phần nói đến cuộc sống của cô: “Cô Hiền vào những năm ấy đã cạo răng trắng và uốn tóc, mặc quần ấo đồng màu, hoặc đen hết, hoặc trắng hết. Còn nữ trang đã biết dùng đồ ngọc, bạch kim và hạt xoàn” cho thấy cô Hiền có cuộc sống khá thanh đạm, vừa có nét hịên đại lại có cái duyên truyền thống.

Trong khi đó Nguyễn Huy Thiệp lại rất ít chú ý tả diện mạo hình dáng bên ngoài của nhân vật. Đây cũng là điểm khác biệt của Nguyễn Huy Thiệp. Ông cho rằng dáng vẻ bên ngoài ít chi phối tới tính cách và số phận con người. Mà yếu tố quan trọng hơn chính là môi trường sống.

ở Nguyễn Khải chúng ta thấy ông cũng miêu tả môi trường sống nhưng có phần ít và cái khung cảnh ấy không ảnh hưởng lắm tới cuộc sống của con người. Mà qua tả chỉ làm cho cuộc sống của họ chân thật hơn: “Đúng là cái bếp thật với đủ thứ dụng cụ phức tạp để phục vụ cho cái ăn của người nằm phòng trong” (Nắng chiều). Còn gia đình nhà cô Hiền thì lại khác: “Cái mặc cũng sang trọng quá. Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giầy da, bà mặc áo măng tô cổ lông, đi giầy nhung đính hạt cườm. … Bàn ăn trải khăn trắng, giữa có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản…” cuộc sống ấy trái ngược với gia đình “tôi”: “Vợ chồng con cái ngồi xúm xít quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra đĩa, ra bát, có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi nhỏ đặt giữa mâm, nồi lớn dặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm, hả hê” (Một người Hà Nội). Chính sự trái ngược ấy làm nhân vật xưng “tôi” nghĩ cô Hiền là giai cấp tư sản nhưng chúng ta thấy hoàn toàn không phải. Vậy nên chúng ta có thể kết

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

70

luận rằng với Nguyễn Khải môi trường sống không quyết định đến tính cách số phận của con người. Ngay trong truyện Ông cháu tác giả tả hai ông cháu như sau: “Người ông khoảng ngoài sáu chục, tóc cắt ngắn mảng đen mảng bạc, gương mặt xanh tái, mặc cái áo bông xanh đã cũ, cái quần bộ đội cũng cũ, đi đôi dép lốp, tay cầm cái mũ nan. Thằng cháu trạc 13, 14 tuổi, mặt mũi sáng sủa, vóc người phổng phao…” cho thấy hai ông cháu ăn xin nhưng rất lương thiện. Còn tác giả không tả về hoàn cảnh sống nhiều lắm để khẳng định rằng dù sống trong hoàn cảnh nào thì họ vẫn giữ được phẩm chất của mình.

Trái lại, với Nguyễn Huy Thiệp ông lại rất coi trọng cả khung cảnh. Chính môi trường quyết định rất lớn đến tính cách con người. Đó là Hạnh (Huyền thoại phố phường) vì sống trong cuộc sống đồng tiền chi phối nên Hạnh đã trở thành người tham lam, cướp bóc. Đó là Hiếu (Những bài học nông thôn) thì lại trở nên yêu nông thôn, yêu những người lao động hơn sau khi về quê nghỉ. Bường (Tướng về hưu) cũng lanh lợi hơn giữa cuộc sống bon chen của cái nghề “kéo cưa lừa xẻ”… Đây là nét đặc trưng trong biện pháp tả của Nguyễn Huy Thiệp, nó rất hiện đại.

Ngoài ra, còn một điểm khác nhau nữa giữa hai nhà văn này là, Nguyễn Khải ít tả hành động, nếu có tả thì cũng chỉ để nói lên tâm tư nhận xét của nhân vật hay của tác giả. Còn Nguyễn Huy Thiệp rất hay tả hành động nhân vật làm cho nhân vật sinh động hơn, thật hơn như chính bản thân con người ngoài đời bước vào trang viết. Do đó mà những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp rất thu hút bạn đọc.

3.2.7. Biện pháp kể

Thứ nhất, khác với Nguyễn Huy Thiệp các truyện ngắn của Nguyễn Khải đều được kể theo lối chêm xen. Tức là thời gian xuất hiện ở đầu câu chuyện bao giờ cũng là thời gian trong hiện tại. Sau đó trong quá trình kể người kể chuyện thêm vào những câu chuyện trong quá khứ hoặc là một câu

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

71

chuyện nào đó. Trong truyện: Hai ông già ở Đồng Tháp Mười bắt đầu được giới thiệu bằng chuyến đi của “chúng tôi” từ huyện Tân Thạnh xuống Đồng Tháp gặp ông Ba Quốc Hội và ông Hai thư ký. Trong chuyến đi này họ được nghe rất nhiều truyện từ hai ông già trên. Và hầu hết những câu chuyện ấy được mở đầu: “Hồi chín năm đánh Pháp tôi làm công binh xưởng…”, “Cái năm vợ chồng bỏ miệt dưới lên mần ăn, chồng hai mươi, vợ mười tám…”, “Xưa kia bà con quen biết trong Sài Gòn…, “Thưa ông, gia đình tôi xưa kia cũng là loại khá giả…” và đằng sau những câu mở đầu ấy là một câu chuyện được kể, nó được kể xen với những câu chuyện trong hiện tại. Trong truyện ngắn Nắng chiều cũng bắt đầu được kể từ lúc bà Bơ đi lấy chồng sau đó mới quay lại kể về cuộc đời bà Bỏ và nguyên nhân dẫn đến việc bà đi lấy chồng ở cái tuổi 70 và kết thúc lại quay về cuộc sống thực tại khi đã lấy chồng của bà Bơ. ở truyện Nơi về cũng bắt đầu từ việc kể thằng Bi tới giúp việc cho bà hàng xóm nhà ông Vị. Sau đó tác giả mới lật lại tìm hiểu quá khứ ông Vị ở quân đội rồi sau đó trở về nhà con cái ra sao. Cuối truyện là cảnh bé Bi vui mừng vì có việc làm không phải đi ở nữa. Còn ông Vị lại buồn vì con đã ép ông bán nhà. Trong Ông Cháu cũng được giới thiệu ngay cảnh hai ông cháu đi xin ăn sau đó tác giả mới quay lại kể về hoàn cảnh của hai ông cháu. Kết chuyện là người ông bỏ đứa cháu ra đi để giải thoát gánh nặng cho đứa cháu. Và nỗi buồn của đứa cháu khi hằng đêm mong mỏi mà không thấy ông về. Riêng có chuyện Một người Hà Nội tác giả có nhắc tới các mốc thời gian lần lượt như “1955”, “1965”, “1975”, “ngày nay” có vẻ như thuận chiều nhất.

Còn Nguyễn Huy Thiệp như chúng ta đã xét ở chương 2, các truyện ngắn của ông đều như đã hoàn tất ở quá khứ và câu chuyện ấy được kể lại cho mọi người nghe để người đọc thấy được câu chuyện ấy có thật và hấp dẫn. Sở dĩ chúng tôi nói như vậy là vì câu chuyện ấy được kể lại người đọc sẽ thấy vị trí của mình được nâng cao hơn một bước, tức là người đọc sẽ có cảm giác là

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

72

mình được nghe một bí mật đã diễn ra trong quá khứ mà nay người kể chuyện tiết lộ cho mình. So sánh hai cách kể chuyện này thì chúng ta thấy cách kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp sẽ thu hút được bạn đọc hơn bởi chính người kể chuyện đã lấy được lòng độc giả ngay từ câu đầu tiên.

Thứ hai, chúng ta thấy qua biện pháp kể thì các nhân vật của Nguyễn Khải nổi lên đầy đủ tính cách của mình. Ông Ba Quốc Hội là người hết lòng vì tổ quốc, sống vô tư yêu đời, không ham công danh địa vị, (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), cô Hiền người phụ nữ tiêu biểu giữ nề nếp gia phong ở đất Hà thành (Một người Hà Nội), ông Vị sống hiền lành tử tế làm gương cho con cháu (Nơi về)… Đặc biệt là ở họ tính cách ấy vẫn tiêu biểu cho một phẩm chất thẩm mĩ nhất định mặc dù nó chưa đạt đến độ chín. Trong khi đó thì Nguyễn Huy Thiệp lại luôn xây dựng nên những nhân vật tồn tại trong sự đa chiều, con người của cuộc sống hiện tại, hay nói như Tônxtôi - nhà văn vĩ đại Nga: Con người như dòng sông. Dòng sông có lúc trong lúc đục, lúc ấm lúc lạnh, lúc đầy, lúc vơi… Và con người cũng vậy lúc hiền lúc dữ, lúc tốt lúc xấu. ở đây các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp cũng được xây dựng dựa trên những nguyên tắc đó.

Thứ ba, chúng ta thấy nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp là ông đã tạo ra kết cấu truyện ở trong truyện. Hình thức này trong truyện ngắn của Nguyễn Khải cũng xuất hiện. Nhưng chúng ta thấy các câu chuyện nhỏ trong một truyện lớn của Nguyễn Khải chỉ là những câu chuyện được tác giả hay nhân vật kể thêm vào làm phong phú hơn cho nội dung câu chuyện. Còn truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ngoài việc kể xen kẽ những truyện khác trong một truyện lớn như Nguyễn Khải, ông còn tách ra thành những câu chuyện riêng biệt. Truyện ngắn: Những ngọn gió Hua Tát

là một ví dụ. Và với hình thức này tác giả đã tự làm phong phú thêm các giọng điệu trần thuật.

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

73

Thứ tư, một hình thức kể chuyện khá đặc sắc đó là Nguyễn Huy Thiệp đã đưa thơ vào trong truyện, một hình thức mà trong truyện ngắn của Nguyễn Khải không có. Có khi thơ xuất hiện dưới dạng lời bài hát của một nhân vật trong truyện, có khi là thơ do một nhân vật trong truyện sáng tác, có khi là suy nghĩ của nhân vật trong truyện, có khi là thơ đóng vai trò như những đoạn trữ tình ngoại đề… Vai trò của thơ trong từng tác phẩm cũng hết sức đa dạng. Trong truyện Những bài học nông thôn thơ là yếu tố gợi thức, là cái gạch nối giữa thế giới cảm tính, cụ thể đến mức chi tiết với cái bờ hư ảo xa kia. Bài thơ về cánh diều khơi gợi liên tưởng về số phận con người, về số phận người nghệ sĩ. Trong một bài viết của mình, nhà nghiên cứu văn học Nga T.N. Filimonova đã nêu ý kiến cho rằng, thơ là thủ pháp Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng của văn xuôi cổ vùng Viễn Đông và Nguyễn Huy Thiệp sử dụng thơ như một nhu cầu do tư chất tài năng của nhà văn thôi thúc. Theo chúng tôi, thơ trong truyện Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là sự giãi bày của nhà văn mà còn, và chủ yếu là một thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn có ý thức. Thơ xuất hiện rất đúng lúc và dẫn dắt người đọc một cách rất nghệ thuật đi vào những vùng trời mơ tưởng. Thơ thực sự mang đến nét độc đáo cho nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Huy Thiệp.

Thứ năm, Nguyễn Khải không sử dụng biện pháp “nhại” trong nghệ thuật kể chuyện của mình như Nguyễn Huy Thiệp, điều này cho thấy Nguyễn Huy Thiệp có nhiều cách tổ chức trần thuật hơn và nghệ thuật kể chuyện phong phú hơn.

Từ những điểm khác nhau trong biện pháp kể, cho thấy Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên những đặc sắc riêng trong nghệ thuật kể chuyện của mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)