Biện pháp kể

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 46 - 53)

Kể tức là hình thức trần thuật các sự kiện, các chi tiết, xâu chuỗi các chi tiết thành dòng thống nhất, không để chi tiết lạc lõng. Từ đó mà người đọc có

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

47

thể hình dung ra chiều hướng con đường đời của nhân vật. Và đây cũng là biện pháp quan trọng nhất trong việc tạo nên phương thức kể.

Thứ nhất, kể theo kiểu hồi cố, tức là kể lại câu chuyện trong quãng thời gian quá khứ. Trong truyện Tướng về hưu là câu chuyện được kể ngược. Ngay từ đầu câu chuyện người kể đã nhấn mạnh: “Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc và thời gian đã xoá nhoà và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi” (16,tr14). Sau đó người kể chuyện mới bắt đầu kể về người cha của mình từ lúc về hưu cho tới khi ông ta mất. Bằng cùng một giọng kể sắc lạnh, rạch ròi, không có cao trào kịch tính, mọi sự, mọi việc cứ diễn ra trần trụi thẳng băng như nó sẽ phải như thế, con người cứ việc nói như mình nghĩ chẳng cần cân nhắc, đậy điệm gì. Tuy nhiên, từ những lời lẽ bình thường ấy khi được đặt đúng ngữ cảnh nó góp phần bộc lộ tính cách của các nhân vật, bản chất của các mối quan hệ hiện tại. Tiêu biểu là nhân vật tôi nổi bật với con người luôn chấp nhận, thụ động, nhu nhược. Khi cần quyết định cái gì cũng: “Để con hỏi Thuỷ”, hoặc hỏi ai chủ trì kinh tế cũng: “Vợ cháu”. Trong khi đó, vợ anh lại rành rẽ, dứt khoát. Thuỷ luôn năng động, mạnh mẽ, đầy lí trí tỉnh táo, sòng phẳng, nhiều khi thực tế đến tàn nhẫn nhưng đồng thời rất biết điều, biết tôn trọng tôn ti, biết nhìn người đúng thực chất.

Truyện Những bài học nông thôn cũng vậy, người kể chuyện kể lại cái năm mình 17 tuổi về quê chơi. Lời văn tình cảm phù hợp với những người nông dân vốn ưa yên ổn, nhẹ nhàng, chân thực. Hiếu là một cậu bé tốt nghiệp phổ thông ở thành phố về quê chơi nên mọi thứ đều lạ lẫm với cậu. Hiếu tỏ ra rất thích nông thôn và những người dân lao động nơi đây. Đặc biệt là sau khi gặp gỡ trò chuyện với anh Triệu. Anh Triệu cũng là người sống ở thành phố nhưng bằng tấm lòng yêu quê anh đã về quê làm anh giáo làng. Qua câu

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

48

chuyện của anh chúng ta thấy anh rất trân trọng vùng quê này: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn…”.

Tương tự như vậy, trong Những người thợ xẻ, Ngọc cũng kể lại quãng thời gian mà mình theo Bường lên rừng xẻ gỗ. Giọng kể lạnh lùng làm câu chuyện hiện lên hết sức tự nhiên. Nhờ đó mà các nhân vật thoải mái bộc lộ tính cách của mình. Bường là người năng động, dám nghĩ dám làm, sẵn sàng làm mọi thứ vì cuộc sống mưu sinh, táo tợn suýt nữa đã làm hại cuộc đời Quy. Nhưng Bường cũng tỏ ra là người có trách nhiệm với vợ con với bạn bè. Đối lập với cách sống thực tế của Bường, Ngọc lại tỏ ra lãng mạn, hay mơ mộng ảo tưởng vào quá khứ và tương lại.

Truyện ngắn Vàng lửa lại có cách kể chuyện rất độc đáo, lời kể chuyện là lời trực tiếp của tác giả sau đó lại giới thiệu nhân vật Phăng và từ đó mọi chuyện liên quan tới vua Gia Long và nhà văn Nguyễn Du đều được kể qua lời của Phăng. Qua đó vua Gia Long hiện lên là một vị vua không quan tâm tới việc triều chính, đến nền thịnh suy của đất nước. Còn Nguyễn Du lại được coi là: “Một đứa con hoang của một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp”. Chính bởi ý kiến này có người đã cho rằng Nguyễn Huy Thiệp là người vô chính phủ. Nhưng lại có nhiều ý kiến cho rằng đây là sự sáng tạo trong văn chương không giống như những gì hiện thực ngoài đời. Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp quả thật rất phức tạp có lúc thật lại như không thật, lúc không thật lại như rất thật. Tuy nhiên, hiệu quả lớn nhất ở đây là người đọc có thể cảm nhận bản thân cuộc sống trong trạng thái ngổn ngang bề bộn của nó.

Gần với Vàng lửa là chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát cũng có cách kể chuyện của cổ tích nhưng vấn đề mà Nguyễn Huy Thiệp đề cập tới thì rất mới. Ông luôn bênh vực cho những gì thuộc về tự nhiên, và khá

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

49

nghiêm khắc trừng phạt những kẻ gây ra tội ác cho thiên nhiên. Tiêu biểu là các truyện: Con thú lớn nhất, Sói trả thù…

Còn truyện Huyền thoại phố phường thì được kể lại thoải mái hơn. Nhân vật Hạnh sống ở thị thành hiện đại với bao nhiêu cám dỗ thôi thúc nên anh đã phải tìm mọi cách để có tiền. Vốn là người nghèo, sống giữa nơi phồn hoa đô hội, Hạnh khao khát trở thành triệu phú. Cơ hội của y đã đến, khi y cho rằng chiếc vé số của cô Thoa - con gái bà Thiều - sẽ cho y giải độc đắc, sẽ giúp y đổi đời, sẽ đưa y từ thân phận kẻ ở nhờ trong một ngôi nhà chật chội ven thành, thành người giàu có… Chính những ý nghĩ, thèm muốn đó đã thôi thúc y hành động một cách vô liêm xỉ để đoạt được chiếc vé số kia. Nhưng cuối cùng y phải gánh chịu một hậu quả rất buồn, chiếc vé số của y mới trúng giải và cuối cùng y đã trở thành kẻ tâm thần. Đó là một sự trừng phạt mà những con người như y tự chuốc lấy.

Như vậy, qua nghệ thuật kể mà cuộc đời các nhân vật lần lượt được hiện lên rõ nét. Ngoài những câu chuyện trên còn rất nhiều truyện ngắn khác của ông cũng được kể theo kiểu như vậy: Chuyện tình kể trong đêm mưa, Cún, Chú Hoạt tôi

Thứ hai, qua biện pháp kể tính cách và các phẩm chất của các nhân vật được thể hiện cụ thể. Mặc dù vậy các nhân vật trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp chỉ nổi rõ một vài tính cách đặc thù cụ thể qua truyện Những ngọn gió Hua Tát. Nhân vật mang cái hùng và cái bi như nhân vật Khó (Trái tim hổ), mang cái bi như nhân vật Lù và Hếnh (Nạn dịch). Còn lại hầu hết các nhân vật trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp đều là những con người đời thường, con người đa chiều cùng tồn tại nhiều tính cách khác nhau. Do vậy mà các nhân vật trong truyện ngắn của ông không thể phân chia thành nhân vật chính - phụ, thiện - ác mà là con người như chính nó tồn tại.

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

50

Thứ ba, Nguyễn Huy Thiệp kể với kết cấu truyện trong truyện, tiêu biểu là Những ngọn gió Hua Tát bao gồm mười truyện, mỗi truyện có một nội dung khác nhau, nhưng đều có chung đề tài là những câu chuyện của bản Hua Tát ở miền núi Tây Bắc. Trước khi đi vào từng truyện cụ thể có lời mở đầu chung cho mười truyện ấy để giới thiệu về con người và thiên nhiên nơi đây và đó cũng là điểm móc nối các truyện với nhau. Cách kể chuyện này rất độc đáo thu hút sự chú ý của người đọc, không gây cảm giác nhàm chán. Cũng với cách kể này chúng ta còn bắt gặp ở một số truyện như: Chút thoáng Xuân Hương, Tội ác và trừng phạt, Thương cả cho đời bạc, Con gái thuỷ thần

Thứ tư, Nguyễn Huy Thiệp kể chuyện bằng hình thức đưa thơ vào trong truyện. Về phương diện này, ý kiến của nhà bác học Nga M.Bakhtin là rất sát hợp để nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp: “Những thể loại du nhập có thể thể hiện trực tiếp những ý nghĩ của tác giả và cũng có thể hoàn thiện trực tiếp những ý nghĩ của tác giả và cũng có thể hoàn toàn mang tính khách thể, tức là không chuyển tải một tí gì ý của tác giả - một kiểu lời không được phát biểu, mà chỉ được trưng bày như một hiện vật nào đó. Nhưng thường thường thì chúng khúc xạ ý của tác giả ở mức độ này hay mức độ khác và từng thành tố riêng biệt của chúng có thể ở vị trí xa gần khác nhau so với cấp bậc ý nghĩa cuối cùng của tác phẩm… Ví dụ những thể loại thơ ca được đưa vào tiểu thuyết”. (16,tr386).

Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng hình thức này trong số 25/37 truyện ngắn của ông. Tiêu biểu là các hình thức như đồng dao (Huyền thoại phố phường), hát dỗ em (Những người thợ xẻ), thơ trữ tình (Những bài học nông thôn)…Và điều chúng ta dễ nhận thấy là những yếu tố đó gần như tồn tại độc lập với truyện nếu như bỏ đi thì vẫn không ảnh hưởng gì tới cốt truyện. Nhưng khi có thêm yếu tố này làm cho người đọc chú ý hơn tới câu

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

51

chuyện và kéo người đọc về với thực tại hãy suy nghĩ chiêm nghiệm về câu chuyện đó xem nó có vai trò gì trong cuộc sống. Hình thức này không phải là mới, nó đã được Nguyễn Dữ sử dụng từ thế kỷ XVI. Nhưng quan trọng hơn là Nguyễn Huy Thiệp biết vận dụng từ truyền thống để sáng tạo nên những tác phẩm mang phong cách của mình. Bùi Việt Thắng đã cho rằng: “Việc đưa thơ vào truyện ngắn làm cho “sự kể chuyện” thêm linh hoạt, phong phú vốn đã có trong truyền thống trong truyện ngắn thời trung đại - thể “truyền kì” (Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, thế kỷ XVI). Người ta nói có khi sự cách tân nằm chính trong sự vận dụng sáng tạo truyền thống” (16,tr386). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, trong nghệ thuật kể chuyện của mình Nguyễn Huy Thiệp còn sử dụng linh hoạt các yếu tố “nhại”.

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, “nhại” được định nghĩa là một thể văn châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc cả một trào lưu nghệ thuật. ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh kỹ thuật “nhại” như một thủ pháp quan trọng để Nguyễn Huy Thiệp xây dựng nên nghệ thuật kể chuyện của mình với hai cấp độ: “nhại” phong cách“nhại” ngôn ngữ.

Trước hết, chúng tôi xin đề cập đến thủ pháp “nhại” ở cấp độ phong cách. Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp thường “nhại” phong cách truyện dân gian và phong cách truyện lịch sử. Nói đến “nhại” tất nhiên là nói đến sự bắt chước, nhưng sự bắt chước kỹ thuật đó lại đồng hành với sự phá vỡ nó một cách tinh vi trên cơ sở nhận rõ tính hạn hẹp ấu trĩ của nó. Nhiều truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có bề ngoài giống hệt truyện lịch sử hoặc truyện cổ, nhưng thực chất lại làm rạn vỡ nó từ bên trong. Quan sát một số truyện

“nhại” truyện lịch sử như: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết…, ta thấy tác giả tuy nương theo những nhân vật, sự kiện có thật, tuy cố tình tạo ra vẻ chính xác theo lối viết sử, thậm chí có những đoạn văn còn viết theo lối biền ngẫu, nhưng cảm quan truyện đã thay đổi hoàn toàn. Các sự kiện tưởng được chính

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

52

xác hoá trong truyện, cuối cùng lại được hắt lên một cái bóng mờ của sự hoài nghi: “Biết hay không biết, đều chỉ là những ước lệ mơ hồ, có tính lịch sử và hạn chế”, và lộ rõ vẻ giả tạo, tính hư cấu như Phăng trong Vàng lửa, nhằm chiếu rọi vào lịch sử một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, hoá giải huyền thoại về sự vĩ đại của cộng đồng người Việt. Thủ pháp này có thể nói mang lại khá nhiều phiền toái cho nhà văn. Thực ra, đưa các “thần tượng” lịch sử vào truyện chỉ là một kỹ thuật của thủ pháp “nhại”, cái nhà văn hướng tới không phải là “đánh nhau với xác chết”, mà là phá vỡ cái nhìn sử thi phiến diện, cứng nhắc và ngự trị trong đời sống xã hội. ở mảng truyện “nhại” truyện dân gian, có thể nói Nguyễn Huy Thiệp đã rất thành công. Tiêu biểu là chùm

Những ngọn gió Hua Tát. Trong 10 truyện đó, tác giả lần lượt “nhại” truyền thuyết, cổ tích, huyền thoại… cực kỳ tinh vi, tạo cho người đọc một cảm giác rất lạ lùng: vừa có gì trong suốt - bầu không khí trong suốt của cổ tích vừa có gì mong manh và dễ đổ vỡ.

“Nhại”cấp độ ngôn ngữ có mặt ở hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Những dạng ngôn ngữ phong phú, đa dạng, sinh động của đời sống được nhào trộn và bắt chước một cách linh hoạt với giọng điệu giễu

“nhại”. Các phong cách ngôn ngữ của thời đại bị “nhại” ở đây bộc lộ sự hạn chế, tính nực cười của nó khi khúc xạ những quan điểm ngược chiều. Từ thứ ngôn ngữ trang trọng, cao siêu của các bậc “Mũ cao áo dài”, đến thứ ngôn ngữ suồng sã nhiều khi đến mức dung tục của đời sống những người bình dân, từ ngôn ngữ “bác học” của trí thức đến ngôn ngữ tục tằn của những kẻ lưu manh lại nói năng vô cùng tao nhã; những hành động cao đẹp thường thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị, còn những hành vi bỉ ổi, đê tiện được khoác những từ ngữ mĩ miều. Ngôn ngữ thực chất là một sự thay thế hiện thực và nhiều khi trở thành bức màn chắn mất hiện thực. “Nhại” cũng là một biện

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

53

pháp của nghệ thuật kể chuyện. Không phải ngẫu nhiên mà “nhại” là một kỹ thuật phổ biến trong văn học hiện đại.

Như vậy, khi tạo dựng nghệ thuật kể chuyện Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiều sáng tạo trong cách trần thuật, cách tổ chức các yếu tố cấu thành tác phẩm tự sự.

Như vậy, mỗi biện pháp nghệ thuật thể hiện là một khía cạnh không thể thiếu trong việc “khắc hoạ tính cách” của nhân vật. Sự tổng hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng miêu tả hiện lên sinh động nhiều mặt và chân thực. Và truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã kết hợp được các biện pháp nghệ thuật này góp phần tạo dựng nội dung truyện độc đáo và nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 46 - 53)