Các biện pháp nghệ thuật thể hiện 1 Biện pháp độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 60 - 67)

3.2.1 Biện pháp độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm cũng được Nguyễn Khải sử dụng khá nhiều trong truyện ngắn của mình. Lời độc thoại dẫn trong những lối kể dài dòng , nhân vật thể hiện sự chiêm nghiệm suy ngẫm, những nhận xét sâu xa kiểu truyền thống. Còn độc thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là những cảm xúc tức thời, những tình cảm bột phát.

Trước hết, trong những câu truyện của nhân vật xưng “tôi” thì độc thoại nội tâm của những nhân vật này ít khi bộc lộ những suy tư về bản thân mình mà thường là những lời đánh giá về các nhân vật khác: “Một cặp vợ chồng thật hạnh phúc, tôi thầm nghĩ thế, là người của thời này, đứng hàng đầu của thời này, một thời sóng gió to lớn mà vẫn toàn vẹn mọi bề cũng là hiếm hoi lắm, may mắn lắm” . (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười). Hay khi nhận xét về mọi người trong họ hàng nhà mình, “tôi” trong “Nắng chiều” cũng đưa ra nhận xét: “Trong họ nhà tôi, đàn ông thì hiền lành, nhút nhát làm gì cũng sợ,

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

61

chỉ cầu được yên thân, còn phần lớn các bà lại hết sức ghê gớm, ăn nói ghê gớm, hành động táo bạo, còn các trò chơi của mấy bà thì vô cùng quái đản”. Trong Một người Hà Nộitôi lại có những nghi ngờ về cô Hiền là người của giai cấp tư sản: “Tính thế là đúng nhưng tôi vẫn nghi ngại gia đình này rất khó gắn bó với chế độ mới và chế độ mới cũng không thể tin cậy được ở họ” hay “Tôi vẫn đinh ninh cô phải thuộc giai cấp tư sản vì cô có gương mặt đặc biệt là tư sản, càng già càng rõ”. Nhưng khi đã hiểu cô hơn thì “tôi” lại có suy nghĩ khác: “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ”. Còn những tình cảm của mình thì nhân vật xưng “tôi” rất ít bộc lộ.

Ngược lại, trong những truyện nhân vật xưng “tôi” của Nguyễn Huy Thiệp, ngoài việc nhận xét về người khác, nhân vật tôi thường bộc lộ những tình cảm của mình, những đánh giá về mình: “Tôi thấy đắng ngắt. Tôi nhớ đã chục năm nay tôi chưa lần nào mua được cho mẹ tôi một chiếc bánh hay một gói kẹo” (Tướng về hưu) hoặc : “Một thoáng tự nhiên tôi nghĩ đến tình yêu đầu tiên trong cuộc đời tôi…Tôi biết chắc chắn sau này trong tôi không còn tình yêu nào khác” (Những người thợ xẻ).

Còn trong những truyện ngắn mà tác giả là người kể truyện thì Nguyễn Khải cũng để cho nhân vật tự bộc lộ mình nhưng vẫn có tính chiêm nghiệm. Thằng Bi thấy ông Vị buồn nó tự hỏi: “Được sống trong cái nhà của mình, với con với cháu mình, lại không phải lo miếng ăn mà cũng buồn thì lạ nhỉ?” (Nơi về). Tuy còn bé nhưng Bi cũng rất có trách nhiệm với gia đình: “Thằng Bi đã tự hứa với riêng nó, sẽ hy sinh tất cả cho em để nó mãi mãi được sống đầy đủ như các bạn nó” (Nơi về). Còn ông Vị thì nghiễm nhiên trở thành người không nhà cửa khi con trai đòi bán nhà: “Thắng tất cả mà chịu thua những đứa con. Giải phóng cả nước nhưng về nhà lại không còn nơi nào để ở” (Nơi về). Cậu bé 13 tuổi trong Ông cháu lại vui vì nuôi được ông: “Nó

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

62

nuôi ông nó chứ không để ông nó phải đi ăn xin. Nó sung sướng tự hào về điều đó lắm”, còn người ông thì đau xót khi con trai mình qua đời: “Tại sao ông không chết mà con trai ông lại chết để vợ nó chịu cảnh goá bụa sớm? Tại sao ông nghèo thế, con chết rồi là cửa nhà tan hoang, vợ con nó biết trông cậy vào đâu?”.

Còn lời độc thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện tác giả kể chuyện lại càng thật và hiện lên khá rõ nét. Đó là những điều mà Hạnh trong Huyền thoại phố phường bộc lộ: “Ta phải lập tức trở thành tình nhân của mụ dù bằng mọi giá. Thời giờ chật chội quá. Cần đổi bằng được chiếc vé lập tức bây giờ”. Nhân vật của Nguyễn Khải là nhân vật thiên về suy tư hơn còn nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp thiên về hành động. Độc thoại nội tâm của Nguyễn Huy Thiệp nhằm để lí giải một phần nào hành động và tính cách của nhân vật.

3.2.2 Biện pháp đối thoại

Biện pháp đối thoại được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều hơn so với Nguyễn Khải. Và đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Khải vẫn sử dụng cách quen thuộc của truyền thống. Đó là lời thoại dài dòng, có lúc là một câu chuyện dài đến một, có lúc là ba trang giấy. Đó là lời đối thoại của ông Ba Quốc Hội: Miền Nam giải phóng được vài tháng… Cũng chỉ nói có vậy thôi”, hay lời của ông Hai thư kí: “Thưa ông, gia đình tôi xưa kia cũng vào loại khá giả…Đất đai phì nhiêu, lòng người thì rộng rãi…” (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười). Và ở trong những đoạn thoại như vậy có khi là cả một câu chuyện lại bao hàm cả lời thoại ở trong . Chẳng hạn như lời của ông Ba Quốc Hội lại là một đoạn thoại: “Chủ tịch xã mới hăm lăm hăm sáu tuổi, cứ để mặc tôi rồi đứng lên hất hàm hỏi: “Mấy năm ở Sài Gòn bác làm nghề gì?” - “Đủ mọi nghề, thưa chú” - “Có làm cho Mỹ không, cho nguỵ không?” – “Tôi buôn mủ cao su cũng có tiền lắm, đâu cần phải làm cho Mỹ nguỵ”. Nguyễn Khải cũng

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

63

sử dụng nhiều kiểu lời thoại và lời dẫn thoại gắn bó với nhau, qua lời dẫn thoại cử chỉ diện mạo của người đối thoại cũng được thể hiện và Nguyễn Khải ưa sử dụng dấu hai chấm xuống dòng và gạch ngang đầu dòng: “…Tôi lắc đầu:

- Nhà tôi như trại lính, bà Bơ không chịu xuống đâu. ở nhà chị có được không?

Chị Đại vẫn cười:

- ở thế nào được. Một bà già đã đủ để con cháu nó càu nhàu rồi, hâù thế nào được cả hai

Tôi bắt đầu phân vân:

- Cũng khó nhỉ, tuổi già ở chòm chõm một mình là nguy lắm lúc đêm hôm …” (Nắng chiều).

Nhờ đặc điểm này mà đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Khải luôn bình tĩnh, lời thoại được trau chuốt mang tâm lí của nhân vật.

Còn đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thì lại hoàn toàn đối lập. Như chúng ta đã xét ở chương 2, đối thoại của Nguyễn Huy Thiệp mang màu sắc đặc trưng. Lời thoại gọn nhanh ít có câu thoại dài dòng, lời văn cũng ít trau chuốt. Lời dẫn truyện được lược bỏ đến mức trần trụi. Và lời thoại đi liền với lời dẫn truyện không cần hai chấm xuống dòng, gạch đầu dòng. Chính vì vậy mà ta có cảm giác lời thoại gấp gáp. Và các nhân vật đang tham gia vào cái vòng xoáy gấp gáp đó nên dường như không có thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi nói như các nhân vật của Nguyễn Khải. Ngôn ngữ của nhân vật là ngôn ngữ của đời sống chân thực nhiều lúc đến mức thô thiển. Và điều đáng ghi nhận trong đối thoại của Nguyễn Huy Thiệp là với cách đối thoại như vậy cho thấy ông quan tâm hơn đến bản thân con người , ông muốn con người ở đây như chính nó tồn tại. Và các nhân vật luôn cựa quậy như đang vận động theo sự trôi chảy của cuộc đời như con người thực ở

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

64

bên ngoài cuộc sống. Điều đó tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tích cực: Nguyễn Huy Thiệp như đưa người đọc đứng trước, tham gia cuộc đối thoại như người trong cuộc. Chân tướng của các cá nhân được phơi bày nhờ ngôn ngữ tự cọ sát và tự phê phán lẫn nhau. Một trong những đặc điểm của tư duy nghệ thuật hiện đại là tính chất tự phê phán của bản thân ngôn ngữ. Nguyễn Huy Thiệp đã phát huy hiệu quả của thủ pháp này qua các màn đối thoại khá dày đặc. Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên đến mức như được xắn lên từ một cuộc đối thoại đâu đó ngoài đời” (2,tr166). Theo đó, nhà văn lột mặt lạ tính cách nhân vật, các quan hệ tôn ti nhiễu loạn trong hiện thực: Ông Bổng cứ loay hoay bên đống ván vợ tôi xẻ hôm trước. Ông thợ mộc quát: “Sợ chúng ông ăn cắp gỗ à?”. Ông Bổng hỏi: “Ván mấy phân?” Tôi bảo: “Bốn phân” Ông Bổng bảo: “Mất mẹ bộ xalông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ cho chú bộ ván” (Tướng về hưu). Đoạn đối thoại cho thấy màu sắc phong cách ngôn ngữ nhà văn. Nó không óng ả, êm mượt mà thô giáp, góc cạnh như đời sống thực ngoài đời

Qua so sánh cho thấy đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp gần gũi và rất tự nhiên. Do vậy mà câu chuyện được kể trở nên hấp dẫn và thu hút được độc giả.

3.2.3 Biện pháp để nhân vật tâm tình

Các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải lại tâm tình nhiều hơn các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi nó phù hợp với đặc điểm của từng nhân vật trong truyện ngắn của mỗi nhà văn. Đặc điểm lời tâm tình trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thường dài dòng bộc lộ tâm sự tình cảm. Đó là lời của ông Ba Quốc Hội: “Bà vợ tôi uất lắm, cứ bảo tôi trình giấy ra nói thật công việc của tôi cũng là người cách mạng cả mà hiếp nhau là không được. Nhưng tôi lại nghĩ khác, làm việc cho cách mạng là cái nghĩa vụ ở đời, nó buộc mình phải làm, làm theo cái

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

65

lương tâm, chứ không cốt làm để mai này kể công hưởng lợi…” (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười). Hay là lời của chị Đại trong Nắng chiều: “Còn tao ấy à, tao lại khác, tao lấy chồng từ năm mới 17 tuổi, ăn ở với nhau trên năm chục năm mới dứt được cái nợ đời”. Hoặc lời tâm tình của Dũng trong Một người Hà Nội: “Cháu về Hà Nội là muốn nhào ngay lại nhà ga, đến phòng phát thanh gặp mẹ Tuất, nói với bà một lời, vì bọn cháu vẫn ở cạnh nhau trong suốt mười năm. Vậy mà mấy ngày sau cháu mới dám đến…”. Qua những lời tâm tình trên ta nhận thấy trong lời tâm tình vừa mang tâm sự lại chứa chất lời kể chuyện, kể về người khác nhiều hơn là bộc lộ tâm tư của mình, nói về mình.

Còn tâm tình trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện không nhiều nhưng nó cũng rất độc đáo. Từ kết quả ở chương 2 chúng ta thấy lời tâm tình ngắn gọn chứ không dài dòng như Nguyễn Khải. Hơn nữa những lời tâm tình trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp bộc lộ suy tư về cuộc đời, về cách sống, về chính trị, về cuộc mưu sinh. Bởi các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp là con người rất hiện đại giữa cuộc sống đương đại. Để tồn tại họ phải sống bon chen , len lỏi. Vì vậy mà cuộc sống của họ phải căng như dây đàn nên họ ít có những tâm sự hoặc có đi chăng nữa cũng chỉ là những lời tâm sự về cuộc sống mưu sinh này.

Qua đó, chúng ta thấy, nhờ có biện pháp tâm tình với những đặc trưng như trên đã giúp cho các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc bởi giọng văn nhanh, gọn tác động trực tiếp vào cảm quan người đọc.

3.2.4 Biện pháp bàn luận triết lí

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải, lời văn thường thể hiện sự triết lí trải nghiệm nhưng lại ít hình thành các cách triết lí và bàn luận cụ thể. Mặc dù Nguyễn Khải ít triết lí nhưng các triết lí của ông cũng chỉ chung chung khi nói về khía cạnh này của đời sống khi lại nói về khía cạnh khác. Nó

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

66

không quy tụ vào từng loại như các triết lí trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Chẳng hạn như triết lí của chị Đại cũng rất nhẹ nhàng, như những lời bàn luận: “Nhân nghĩa hão, sĩ diện dởm, người khổ càng khổ hơn vì có ai chịu đưa tay cho kẻ bất hạnh vớ lấy đâu?” (Nắng chiều). Rồi tác giả bàn luận về thứ tình yêu ở tuổi 70 của bà Bơ: “Là tình yêu chăng? Này, các bạn trẻ, các bạn chớ vội cười , các bạn chớ nghĩ một cách tự phụ rằng chỉ ở lứa tuổi của các bạn mới biết mãnh lực của tình yêu. Không nên chủ quan như thế! Các bà nội cũng vẫn có, nếu như các ma lực ấy không tiêu xài quá phung phí lúc thiếu thời” (Nắng chiều). Trong truyện ngắn Một người Hà Nội lại là những triết lí kiểu như: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son” và những người già ấy như những lớp hạt bụi vàng của người Hà Nội: “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh nắng vàng”. Lời văn bóng bẩy, ngôn ngữ giàu hình tượng, Nguyễn Khải hay triết lí về những cái xa xưa: “Có khổ nên tao mới muốn sống đến chín tám mươi để đỡ đần chúng mày. Một mẹ già bằng ba người ở con ạ!” (Nơi về). Giọng triết lí của Nguyễn Khải rất nhẹ nhàng, giàu tình cảm, giàu suy tư.

Còn Nguyễn Huy Thiệp lại có cách triết lí hoàn toàn khác lạ . Ông triết lí về con người, về cuộc sống, về văn chương. Nhưng đặc biệt là triết lí ấy không phải là các triết lí thuận, tức là không đi theo những chuẩn mực , những cái mà xưa nay đã có mà Nguyễn Huy Thiệp đã đưa ra những cách tân hoàn toàn mới. Nếu như Nguyễn Khải coi trọng người phụ nữ như ở trên đã trình bày thì Nguyễn Huy Thiệp lại cho rằng: “Đàn bà ấy, chúng mày ạ, không bao giờ đặt lòng tin vào chúng. Chúng tàn bạo trong chính sự ngây thơ trong trắng của chúng” (Những người thợ xẻ). Nguyễn Huy Thiệp không phải đưa ra vậy để mạt sát đàn bà vì ông cũng rất thông cảm với họ qua lời của Kim Chi: “Anh ơi, đàn bà chúng em nhục lắm. Đẻ con gái ra em cứ nát

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

67

ruột nát gan” (Tướng vê hưu). Mà chúng ta thấy Nguyễn Huy Thiệp khá táo bạo trong nhận xét đánh giá về cuộc sống. Trong nhiều các triết lí khác của Nguyễn Huy Thiệp, đặc biệt là về văn chương cũng luôn có cái nhìn mới mẻ. Nhưng điều quan trọng là ông chỉ đưa ra mà không khẳng định, không coi đó là kết luận cuối cùng. Đây chính là điểm khá độc đáo trong biện pháp triết lí bàn luận trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Nó góp phần tạo nên sức hấp dẫn trong truyện ngắn của ông.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)