GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT 3.1 Định hướng hoạt động TTQT tại Hội sở Techcombank.
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan.
a). Đối với cơ quan thuế:
Thuế là một vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu Chính Phủ đưa ra một chính sách thuế quá cao, ví dụ như thuế nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp. Do vậy mà họ không có nguyên vật liệu để sản xuất, gây ra sự trì trệ và kéo theo sự mất ổn định của các thị trường hàng hóa khác trong nước. Nếu thuế xuất khẩu quá cao cũng làm cho việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài gặp khó khăn. Và khi xuất nhập khẩu diễn biến không tốt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế. tại các NHTM, làm doanh số dịch vụ TTQT cũng như nhiều hoạt động khác bị giảm. Do vậy mà cơ quan thuế cần có một chính sách thật hợp lý, tạo động lực tốt cho quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó kéo theo hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
b). Đối với cơ quan Hải quan:
Thủ tục hải quan là khâu không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Qua thực tế cho thấy, ở Việt Nam hiện nay thủ tục Hải quan tại một số cảng vẫn còn rất rườm rà, cứng nhắc, các điều khoản quy định về xuất nhập khẩu chưa rõ ràng. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong nền kinh tế mở cửa, hầu hết tất cả mọi hoạt động của các ngành kinh tế đều liên quan mật thiết tới ngân hàng, xuất nhập khẩu cũng vậy. Với thực trạng đang tồn tại, cơ quan hải quan cần có những biện pháp thay đổi quy định cũng như một số thủ tục để phù hợp hơn với hoạt động này, nhằm khuyến khích xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn, bên cạnh đó phải hạn chế nhập khẩu. Vì ta biết, xuất nhập khẩu là hoạt động tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước.
KẾT LUẬN
Rủi ro luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt trong hoạt động ngân hàng – tài chính. Nếu các ngân hàng né tránh rủi ro, bằng cách không dám tham gia hoạt động trên thị trường, tìm đến sự an toàn, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng đó tự thủ tiêu trong sự phát triển chung của ngành. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế của các nước trên thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao khiến cho các quốc gia tỏng khu vực và thế giới vận động trong mối tương quan chặt chẽ. NHTM tham gia thực hiện tài trợ ngoại thương, trung gian thanh toán cho các phi vụ xuất nhập khẩu. Đây là chức năng quan trọng nhất, liên quan trực tiếp đến quan hệ kinh tế đối ngoại. Đó chính là nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong các NHTM. Hoạt động này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của cả ngân hàng. Bởi thế mà các ngân hàng ngỳa càng chú trọng đến việc đẩy mạnh, mở rộng hoạt động đó. Nhưng một điều mà ai cũng thấy đó là những rủi ro luôn tiềm ẩn trong nó. Nếu rủi ro quá lớn có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng khó khăn, mất khả năng thanh toán, từ đó làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, và nặng hơn là dẫn đến việc phá sản. Do vậy, bên cạnh đẩy mạnh, mở rộng hoạt động nay, các ngân hàng cần phải luôn có những biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong TTQT, sao cho vừa đảm bảo được an toàn trong hoạt động vừa thu được lợi nhuận tối đa.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo của thầy, PGS. TS Lê Đức Lữ cùng với các anh chị đang làm việc tại Hội Sở Techcombank đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.