Các phương thức thanh toán hiện có ở Techcombank.

Một phần của tài liệu Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 44 - 48)

P. Chính sách và PTSP

2.2.1.2. Các phương thức thanh toán hiện có ở Techcombank.

a).

Thanh toán chuyển tiền bằng điện.

Là dịch vụ thanh toán chuyển tiền bằng điện theo lệnh của người mua cho

người bán theo phương thức trả trước hoặc trả sau khi nhận hàng.Với tỷ lệ điện chuẩn của Techcombank luôn duy trì ở mức 99%, các khoản thanh toán của khách hàng luôn được bảo đảm độ chính xác và thời gian xử lý nhanh nhất.

 Lợi ích

•Chuyển tiền bằng điện có thể theo một trong ba phương thức sau:

- Chuyển tiền bằng điện ứng trước: Phương thức thanh toán này qui định người mua (người nhập khẩu) có nghĩa vụ thanh toán cho người bán (người xuất khẩu) toàn bộ giá trị hoặc một phần giá trị của hợp đồng vào một ngày qui định trước khi giao hàng. Với người xuất khẩu thì đây là hình thức thanh toán rất an toàn.Với người nhập khẩu thì đây là hình thức có đủ rủi ro cao vì không có gì đảm bảo việc người mua sẽ nhận được hàng, vì vậy chỉ nên áp dụng với các nhà xuất khẩu (người bán) có quan hệ thường xuyên và độ tin cậy cao.

- Chuyển tiền bằng điện trả sau: Trong phương thức thanh toán trả sau, người mua/người nhập khẩu nhận hàng trước khi thanh toán. Việc thanh toán được

thực hiện ngay khi người mua nhận được hàng hóa (còn gọi là trả tiền khi nhận hàng (Cash on delivery). Phương thức thanh toán này có lợi cho người mua (người nhập khẩu). Rủi ro thuộc về người bán (người xuất khẩu).

- Phương thức thanh toán ghi số: về thực chất đây cũng là một phương thức trả sau. Tuy nhiên, phương thức này cho phép người mua có thể nhận hàng mà không có nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu ngay. Người mua tự xác định ngày thanh toán và thực hiện việc thanh toán vào thời gian đã định. Phương thức thanh toán này có lợi cho người mua (người nhập khẩu). Rủi ro thuộc về người bán (người xuất khẩu).

•Giao dịch đơn giản, ít khâu, ít chứng từ.

Điều kiện sử dụng: Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu thanh toán cho đối tác ở nước ngoài.

b).

Thanh toán nhờ thu chứng từ .

- Với khách hàng xuất khẩu, là dịch vụ lập và chuyển chứng từ đến ngân hàng người nhập khẩu và yêu cầu thanh tóan theo phương thức trả ngay hoặc trả chậm. người nhập khẩu và yêu cầu thanh tóan theo phương thức trả ngay hoặc trả chậm. - Với khách hàng nhập khẩu, là dịch vụ nhận, kiểm tra, thông báo chứng từ đến cùng với các điều kiện đi kèm và thực hiện các lệnh thanh toán của khách hàng nhập khẩu.

Lợi ích:

•Các phương thức nhờ thu:

- Nhờ thu trả ngay (D/P): Phương thức này qui định người mua/người

nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.

- Nhờ thu trả chậm (D/A): Phương thức này cho phép người mua không

phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.

•So với phương thức thanh toán sử dụng L/C, sử dụng phương thức nhờ thu giúp giảm chi phí. So với thanh toán ghi sổ, tốc độ thanh toán bằng phương thức

nhờ thu (trả ngay) nhanh hơn.

•Giảm rủi ro thanh toán cho nhà xuất khẩu vì chứng từ và hàng hóa chỉ được giao phát cho người nhập khẩu khi người nhập khẩu thanh toán tiền hàng hoặc đã chấp nhận ký hối phiếu. Tuy nhiên phương thức nhờ thu vẫn có rủi ro là nếu người nhập khẩu không chấp nhận chứng từ hoặc từ chối thanh toán hối phiếu khi đáo hạn thì người xuất khẩu có thể chịu thiệt. Việc tìm người mua khác thay thế hoặc chở hàng về có thể trở nên quá tốn kém. Trách nhiệm của các ngân hàng liên quan chỉ dừng lại ở chỗ chuyển và phát chứng từ khi người mua thanh toán tiền hoặc ký hối phiếu.

•Khách hàng luôn được cung cấp đầy đủ ngoại tệ để thanh toán.

Điều kiện sử dụng sản phẩm: Đối với khách hànglà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu thanh toán hoặc nhận thanh toán từ đối tác ở nước ngoài.

Khuyến cáo sử dụng sản phẩm: Chỉ nên sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu khi:

- Giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu có mối quan hệ tin cậy lẫn nhau. - Phải chắc chắn là người nhập khẩu sẵn sàng và có khả năng chi trả.

- Tình hình kinh tế, chính trị, luật pháp tại quốc gia nhập khẩu ốn định.

- Giao dịch TTQT với nước nhập khẩu không gặp trở ngại pháp lý, kiểm soát ngoại hối, vv.

c).

Thanh toán thư tín dụng chứng từ.

Dịch vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C) của Techcombank giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn. Hơn thế nữa, Techcombank là một trong 5 ngân hàng đầu tiên trên thế giới ký kết và thực hiện hợp đồng hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).

Techcombank hiện cung cấp các hình thức thư tín dụng sau đây:

- Thư tín dụng không huỷ ngang, không xác nhận: Loại L/C này chỉ đòi hỏi sự cam kết thanh toán từ phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toán nào. Ngân hàng thông báo chỉ đóng vai trò là đại diện cho ngân hàng phát hành.

- Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận: Ngoài ngân hàng phát hành thư

tín dụng (Techcombank), một ngân hàng khác (ví dụ HSBC) có thể tham gia thêm để xác nhận thư tín dụng Techombank phát hành. Bằng việc xác nhận L/C, ngân

hàng xác nhận tạo ra thêm một sự cam kết thanh toán một cách độc lập đối với cam kết của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận đảm bảo thực hiện cam kết đó bất kể ngân hàng phát hành có thanh toán hay không.

- Xét theo thời gian thanh toán: Theo thời gian thanh toán, các loại hình thư tín dụng được nêu trong hai mục trên đây có thể được thực hiện theo hình thức trả ngay hoặc trả chậm.

- Các hình thức thư tín dụng đặc biệt khác: Thư tín dụng dự phòng, Thư tín

dụng tuần hoàn, Thư tín dụng chuyển nhượng, Thư tín dụng giáp lưng.

Khuyến cáo sử dụng sản phẩm:

Trong giao dịch L/C không xác nhận, người xuất khẩu có thể phải chịu rủi ro không được thanh toán nếu :

(i) xảy ra các biến cố không thuận lợi ở quốc gia nơi ngân hàng phát hành đặt trụ sở hoạt động, hoặc

(ii) ngân hàng phát hành gặp khó khăn về khả năng thanh toán. Vì vậy, nếu người xuất khẩu không thể đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến ngân hàng phát hành, thì người xuất khẩu nên yêu cầu Techcombank xác nhận vì mức độ an toàn cho người xuất khẩu sẽ cao hơn. Để được Techcombank xác nhận, người xuất khẩu nên tham khảo ý kiến của Techcombank trước khi tham gia vào một giao dịch xuất khẩu nào đó.

Các lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ các phương thức TTQT tại Techcombank:

- Khách hàng có thể mở tài khoản một nơi nhưng có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào của Techcombank.

- Khách hàng luôn được cung cấp đầy đủ ngoại tệ để thanh toán.

- Thời gian phát hành và xử lý chứng từ TTQT tối đa 01 ngày. Phát hành trực tiếp đến các chi nhánh ngân hàng tại 88 quốc gia trên thế giới.

- Uy tín cao của Techcombank trong TTQT được các ngân hàng toàn cầu thông báo và xác nhận như The Bank of New Yorks, Citibank, HSBC, ABN

AMBRO, SMBC, Ing BHF, Standard Chartered Bank, Wachovia, Fortis Bank, Natexis Banque Populaire, Credit Suisse…

- Với tỷ lệ điện chuẩn trên 99 % cho toàn bộ điện TTQT, Techcombank đảm bảo mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng nhất với chi phí cạnh tranh nhất qua mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu - SWIFT.

- Khách hàng có thể chiết khấu chứng từ với mức chiết khấu tới 95% trị giá bộ chứng từ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w