Tiến hành đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 64 - 65)

GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT 3.1 Định hướng hoạt động TTQT tại Hội sở Techcombank.

3.2.2.Tiến hành đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng.

 Nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng nhất trong mọi hoạt động ở tất cả các ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền tệ của ngân hàng, rất nhậy cảm, nơi luôn có những rủi ro tiềm ẩn. Techcombank phải tạo điều kiện để phối hợp với các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng nước ngoài để mở các lớp tập huấn, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, cập nhật và phổ biến các kỹ thuật thanh toán mới, các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán. Các chuyên viên trong nội bộ ngân hàng phải luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng phát triển. Ngoài ra ngân hàng cũng nên đưa ra các bài học giúp cho chuyên viên có thể kết hợp nhuần nhuyễn thông lệ quốc tế với pháp luật Việt Nam, nếu có xảy ra mâu thuẫn nhỏ vẫn có thế linh hoạt xử lý được, đảm bảo thời gian thanh toán cho khách hàng. Công tác thẩm định và đánh giá khách hàng cũng phải được đề cao, đây là bước đầu tiên trong qúa trình TTQT, làm tốt công tác này có thể giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro đáng tiếc trong hoạt động này.

 Tăng cường mối quan hệ thông tin với trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), đồng thời chắp nối thông tin trong quá trình này với Sở kế hoạch đầu tư, cục thuế để có được các thông tin về tình hình tài chính tin cậy, làm cơ sở đánh giá khách hàng được tốt nhất.

 Thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro TTQT: Quỹ phòng ngừa rủi ro TTQT lập tại Hội sở chính của ngân hàng. Nguồn hình thành có thể trích lập từ quỹ dự phòng rủi ro chung, hoặc do các chi nhánh đóng góp với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở doanh số hoạt động TTQT của từng chi nhánh. Khi có những chi nhánh có thể đề nghị trích quỹ phòng ngừa rủi ro để bù đắp các thiệt hại phát sinh.

 Tăng cường công tác quản lý và kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các NHTM để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các rủi ro có thể xảy ra. Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được tiến hành một cách thiết thực, tránh hình thức và cần thiết phải tuân thủ một nguyên tắc để đảm bảo hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 64 - 65)