Kiến nghị với Techcombak.

Một phần của tài liệu Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 69 - 71)

GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT 3.1 Định hướng hoạt động TTQT tại Hội sở Techcombank.

3.3.1. Kiến nghị với Techcombak.

Để hạn chế rủi ro và thiệt hại cho ngân hàng khi tham gia hoạt động thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập như hiện nay, em xin nêu ra một ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất: ngân hàng cần tìm hiểu rõ thương nhân nước ngoài trước khi xác lập giao dịch thương mại mua bán hàng hoá dịch vụ với thương nhân đó. Có nhiều cách để làm công việc này như: kiểm tra đối tác thông qua các phương tiện truyền thông quốc tế (kể cả báo điện tử), cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trụ sở của đối tác đó, các cơ sở của các tổ chức kinh tế Việt Nam tại nước có trụ sở của đối tác nước ngoài hoặc thông qua các tổ chức tư vấn quốc tế có mặt tại Việt

Nam…Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và tính chất quan hệ mua bán mà bên Việt Nam có sự lựa chọn hình thức kiểm tra, xác minh cho phù hợp.

Thứ hai: Techcombank nói riêng và các NHTM khác của Việt Nam nói chung cần làm quen với công việc thuê luật sư độc lập bên ngoài hoặc sử dụng chuyên gia pháp luật nội bộ có năng lực, kinh nghiệm để soạn thảo hợp đồng hoặc rà soát, góp ý dự thảo hợp đồng do bên nước ngoài cung cấp. Thông qua công việc này của luật sư hoặc chuyên gia pháp luật nội bộ, ngân hàng có thể phát hiện ra những điểm bất lợi cho mình để đề nghị bên nước ngoài sửa đổi, bổ sung hợp đồng theo hướng bảo đảm nguyên tắc “ bình đẳng, khách quan và cùng có lợi” khi tham gia giao dịch thương mại đó. Trong quá trình đàm phán hợp đồng với bên nước ngoài, ngân hàng cũng cần có luật sư hoặc chuyên gia pháp luật nội bộ tham gia để bảo đảm tính hợp pháp của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ ba: Hiện nay hầu hết các NHTM Việt Nam đều có bộ phận pháp chế (phòng pháp chế độc lập hoặc thuộc phòng chuyên môn khác) với những cán bộ chuyên trách được đào tạo chính quy tại các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế. Cho nên, các ngân hàng cần xây dựng quy định, quy chế nội bộ hướng dẫn thủ tục phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ kinh doanh với bộ phận pháp chế trong quá trình xử lý công việc để nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận, tiết kiệm thời gian và tận dụng cơ hội kinh doanh có sẵn: bộ phận pháp chế thẩm định tính pháp lý của hợp đồng, còn bộ phận nghiệp vụ kinh doanh có trách nhiệm thẩm định tính hiệu quả, khả thi của hợp đồng đó.

Thứ tư: Trong điều kiện hội nhập, đội ngũ cán bộ nhân viên của Techcombank phải có trình độ giỏi về ngoại ngữ và các tập quán thương mại quốc tế. Ở nước ta hiện nay, có rất nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ và kinh doanh quốc tế. Do đó, Techcombank cần có kế hoạch, chiến lược về con người để thu xếp, tạo điều kiện cho cán bộ của mình tham dự các khoá đào tạo nói trên. Trong thời gian chưa kịp đào tạo và đào tạo lại cán bộ sẵn có của mình, ngân hàng có thể tuyển người giỏi về ngoại ngữ và có kinh nghiệm về thương mại quốc tế hoặc thuê chuyên gia tư vấn để đàm phán, thương lượng hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w