Đa dạng hoá các phương thức thanh toán tại Techcombank.

Một phần của tài liệu Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 67 - 69)

GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT 3.1 Định hướng hoạt động TTQT tại Hội sở Techcombank.

3.2.5.Đa dạng hoá các phương thức thanh toán tại Techcombank.

Ngân hàng nên có quy định chặt chẽ về nghĩa vụ hoàn trả của người xin mở L/, điều này khách hàng phải nêu rõ trong mẫu đơn mở L/C các cam kết thanh toán với ngân hàng, khi còn chưa tin tưởng khách hàng thì ngân hàng nên yêu cầu khách hàng ký quỹ bằng vốn tự có chứ không nên cho khách hàng vay để mở L/C. Hơn nữa, mức ký quỹ ngân hàng yêu cầu hiện nay có thấp quá không? Thực ra mức ký quỹ là để tránh rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên nếu ngân hàng yêu cầu quá cao, khách hàng không đáp ứng được thì sẽ tìm đến ngân hàng khác để giao dịch, còn nếu yêu cầu quá thấp thì rủi ro cho ngân hàng lại tăng lên. Chính vì vậy, một chính sách ký quỹ hợp lý rất quan trọng để ngân hàng phòng chống rủi ro thanh toán quốc tế. Trong nghiệp vụ chuyển tiền trả trước thì vấn đề yêu cầu khách hàng cam kết bổ sung tờ khai hải quan sẽ thế nào? Nếu chỉ viết đơn cam kết không thôi thì có quá đơn giản hay không? Hay phải yêu cầu có tài sản đảm bảo để đề phòng trường hợp người nhập khẩu không bổ sung được tờ khai hải quan. Nếu người nhập khẩu không bổ sung được thì cần tìm hiểu nguyên nhân để xử lý, vì có thể người nhập khẩu cũng bị nhà xuất khẩu lừa mà ngân hàng lại tịch thu tài sản đảm bảo thì không nên chút nào…

Về L/C trả chậm, ngân hàng cũng cần có thêm quy định riêng của ngân hàng về việc chịu một phần trách nhiệm trong kiểm soát hàng hoá nhập khẩu của khách hàng khi mà hàng hoá thế chấp không phải là hàng hoá nhập khẩu, tránh việc người nhập khẩu sau khi nhận hàng không quản lý chặt chẽ hàng nhập khẩu, dẫn đến chậm thanh toán cho ngân hàng. Ngân hàng nên đề nghị người nhập khẩu đồng ý điều khoản này và ký cam kết bằng văn bản, nhưng ngân hàng cũng không được có những can thiệp quá mức vào công việc kinh doanh của khách hàng, mà chỉ là kiểm soát việc sử dụng hàng hoá có đúng mục đích hay không. Như thế khách hàng mới có trách nhiệm hơn với thanh toán L/C trả chậm cho ngân hàng.

Về bảo lãnh tín dụng, ngân hàng cũng cần đưa ra những quy định về khách hàng nào thì được ngân hàng bảo lãnh: chỉ những khách hàng có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh… ngoài ra cũng cần đánh giá đối tác của khách hàng là người xuất khẩu có phải là bạn hàng lâu năm hay không, có tín nhiệm với khách hàng của mình là nhà nhập khẩu không và loại hàng nhập khẩu có phải hàng hoá dễ bán, thu được lợi nhuận hay không…Nếu các điều kiện trên không thoả mãn thì ngân hàng không nên thực hiện bảo lãnh nhận hàng cho nhà nhập khẩu.

Về đa dạng hoá phương thức TTQT: Hiện tại, Hội sở Techcombank mới chỉ áp dụng là ba phương thức chuyển tiền bằng điện, nhờ thu chứng từ và thanh toán tín dụng chứng từ. Trong khi đó còn rất nhiều phương thức khác cũng đang được sử dụng phổ biến trên thế giới. Có thể nguyên nhân là do nhu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam về sự đa dạng này chưa cao, hơn nữa trình độ nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng cũng không chắc chắn nên hầu như họ chỉ biết đến và cũng chỉ sử dụng các phương thức truyền thống, chính vì vậy, ngân hàng cần kết hợp với chính sách khách hàng để tuyên truyền phổ biến các hình thức thanh toán mới an toàn và tiện lợi.

Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng L/C trả chậm chiếm phần lớn trong các L/C phát hành, thậm chí xu hướng vay ngân hàng để trả nợ L/C trả chậm cũng không ít. Ở Techcombank cũng có tình trạng này, điều này sẽ làm tăng tính rủi ro cho ngân hàng, do đó cần thiết phải mở rộng các loại hình L/C khác nhau vì mỗi loại L/C đều có những ưu nhược điểm riêng, nếu làm cho khách hàng hiểu rõ

được điều này thì chắc chắn rằng doanh số TTQT sẽ tăng lên đáng kể, mang lại một phần lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cần lưu ý rằng không như doanh nghiệp kinh doanh thông thường là đa dạng hóa sản phẩm để giảm thiểu rủi ro, thì trong TTQT đa dạng hoá các phương thức TTQT lại đồng nghĩa với việc sẽ phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro. Chính vì vậy ngân hàng cần lựa chọn cho mình cách thức đa dạng hoá an toàn, phù hợp với điều kiện, trình độ ngân hàng mình và đồng thời có lợi nhất. Đây là một bài toán khó mà bất kỳ ngân hàng nào cũng muốn giải đáp vì càng mở rộng phạm vi TTQT thì ngân hàng càng khẳng định được chỗ đứng trong hoạt động TTQT cả trong và ngoài nước.

Ngân hàng cũng đang làm thủ tục để thực hiện bao TTQT, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều trở ngại do vấn đề pháp lý trong nước còn nhiều bất câpj và cũng chưa thông thoáng so với thông lệ quốc tế. Đây cũng là một hướng đi mới của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng khác, nhất là khi ngân hàng nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều. Hơn nữa, đối với các ngân hàng Việt Nam thì bao thanh toán quốc tế còn chưa phổ biến do nó chứa đựng rủi ro không ít, và còn đòi hỏi ngân hàng đó phải có uy tín nhất định trong mắt các ngân hàng nước ngoài. Nếu Techcombank thực hiện được nghiệp vụ này tốt sẽ giành được một thị phần lớn trong hoạt động TTQT của mình và tạo điều kiện tăng thêm uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế.

3.3. Kiến nghị.

Một phần của tài liệu Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 67 - 69)