Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 71 - 75)

GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT 3.1 Định hướng hoạt động TTQT tại Hội sở Techcombank.

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.

Một là: Nhà nước cần có các văn bản pháp lý với chế tài cụ thể giao dịch thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam. Hoạt động của các NHTM đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam mở cửa hội nhập, các dịch vụ ngân hàng tài chính cũng như các hoạt động về ngoại thương diễn ra sôi nổi, được mở rộng cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh nhất là khi có sự xuất hiện của các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải nỗ lực hết mình để tồn tại và phát triển. Giao dịch thương mại quốc tế tăng dẫn đến nhu cầu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu tăng, vai trò của NHTM càng trở nên quan trọng. Nhưng mặt trái của các giao dịch này luôn ẩn chứa rủi ro và những mâu thuẫn về luật pháp giữa các quốc gia với nhau với thông lệ quốc tế khiến cho tranh chấp trong quá trình thanh toán giữa các bên phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Việc áp dụng thông lệ quốc tế và tập quán vào từng nước thì hiệu quả đến mức nào còn phụ thuộc vào luật pháp của quốc gia đó, mà trong thanh toán xuất nhập khẩu thì thông lệ quốc tế được vận dụng không chỉ trong hoạt động ngân hàng mà còn cả trong các lĩnh vực khác nhau như vận tải, bảo hiểm…

 Hiện nay, một hệ thống văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ TTQT mang tính thống nhất cho toàn hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn thiếu, thậm chí chưa có, ngay như một số vụ tranh chấp thực tế phát sinh tại Hội Sở Techcombank ta đã thấy sự thiếu sót và chưa đồng bộ của hệ thống pháp luật, toà án cũng chẳng có cơ sở pháp lý nào để đưa ra phán quyết, khiến rủi ro cho ngân hàng là khó có thể tránh khỏi mặc dù ngân hàng đã tìm mọi cách để bảo vệ mình. Các ngân hàng thương mại tự tạo cho mình một quy trình TTQT phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng ngân hàng nên không có sự thống nhất chung, dẫn đến mâu thuẫn với quy trình chuẩn theo thông lệ là chuyên không có gì là lạ.

 Trong phương thức tín dụng chứng từ, UCP500 không phải là luật, chỉ là một thông lệ, một tập quán hay công ước quốc tế có giá trị hướng dẫn sử dụng đối với các bên..Nhiều nước trên thế giới đã có văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở UCP500 có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế,

tập quán của nước đó. Trong khi đó, Việt Nam và một số nước khác chưa có một văn bản luật riêng biệt cụ thể nào để điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể trong TTQT. Vì thế ở tầm quản lý vĩ mô, Nhà nước cần sớm xây dựng văn bản pháp lý, có thể là một nghị định quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia TTQT cũng như quan hệ pháp lý giữa hợp đồng ngoại thương và các phương thức giao dịch thanh toán, nhất là giữa các hợp đồng thương mại và thư tín dụng.

 Quy chế trong nước cần có sự bảo đảm quyền lợi hợp pháp của ngân hàng, nhất là trong giao dịch tín dụng chứng từ, mà vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ như khi một doanh nghiệp ký quỹ mở L/C 100% trị giá L/C, trong lúc chờ người xuất khẩu giao hàng thì doanh nghiệp này bị phá sản thì số tiền ký quỹ này sẽ được xử lý như thế nào? Ngân hàng là bên liên quan đến các vụ việc phát sinh trong giao dịch TTQT, khi người mua và người bán đã thông đồng với nhau giao hàng không đúng quy định của thông lệ quốc tế trong tín dụng chứng từ thì xử lý thế nào? Mặc dù nghĩa vụ thanh toán không còn nhưng pháp luật quốc gia cũng cần có tuyên bố huỷ bỏ cam kết thanh toán của ngân hàng, bảo vệ uy tín và quyền lợi cho ngân hàng. Các phương thức thanh toán như nhờ thu, chuyển tiền, mở tài khoản…ngân hàng đóng vai trò không quan trọng và cũng không có sự đảm bảo của ngân hàng trong giao dịch thực hiện hợp đồng thương mại giữa hai bên mua bán. Có chăng là khi ngân hàng sơ suất kiểm tra bộ chứng từ không đầy đủ mà đã thanh toán, hoặc trong trường hợp hai bên mua bán thông đồng với nhau tạo bộ chứng từ giả mạo để nhờ ngân hàng chuyển tiền mà thực tế không có hàng hóa nào được mua bán cả, như vậy ngân hàng đã tiếp tay cho việc chuyển tiền như thế nào? Chính phủ cần phải có những quy định cụ thể để giải quyết những trường hợp như thế này mà không ảnh hưởng nhiều đến uy tín của các ngân hàng trong nước. Mặt khác, có thể ban hành những văn bản pháp luật để bổ sung những khe hở của thông lệ quốc tế giúp các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia TTQT được an toàn hơn.

 Các văn bản pháp quy trong nước nên có những quy định, chế tài cụ thể hơn đối với những đơn vị nhập khẩu chây ỳ, không chịu nhận nợ hoặc thanh toán cho ngân hàng nước ngoài. Trường hợp đặc biệt khi khách hàng không nhận nợ vay,

Ngân hàng Nhà nước có thể cho phép NHTM thanh toán cho ngân hàng nước ngoài để giữ uy tín và khoản tiền thanh toán này sẽ được ghi vào một khoản mục trung gian trong khi chờ hoàn thành các thủ tục nhận nợ vay bắt buộc đối với khách hàng.

 Nhà nước cũng cần tạo lập hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ giữa ngân hàng phát hành và người nhập khẩu: hầu hết các NHTM và khách hàng không có văn bản pháp lý nào có tính chất hợp đồng thoả thuận xác định mối quan hệ, nghĩa vụ của các bên mà chỉ có các chứng từ như đơn xin mở L/C, thông báo mở L/C, giấy bảo đảm thực hiện hợp đồng, đơn xin bảo lãnh nhận hàng…trong mỗi lần giao dịch và các chứng từ này chưa được coi là có ý nghĩa như một sự ràng buộc trách nhiệm, nên đã gây khó khăn cho toà án khi giải quyết các tranh chấp, trong khi đó, các chứng từ này cũng nằm ngoài quy định của UCP500. Cần phải quy định rõ về thủ tục giải quyết tranh chấp về thư tín dụng? Các cơ quan có thẩm quyền cần xác định rõ theo luật Việt Nam thì đó có phải là hợp đồng kinh tế hay không?

 Để giải quyết tranh chấp nảy sinh thì cần có một cơ quan trọng tài TTQT riêng vì đây là hình thức giải quyết hiệu quả nhất và thường được sử dụng nhất với các ưu điểm là thủ tục đơn giản, giữ được bí mật, bảo đảm tính trung lập với các bên, có hiệu lực quốc tế…Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các quy định về trọng tài nước ta còn chưa hoàn thiện, do đó Nhà nước nên ban hành luật về trọng tài quốc gia quy định đầy đủ về các vấn đề như vi phạm trọng tài, thủ tục chỉ định và thay thế trọng tài, lựa chọn trọng tài…

Hai là: Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích và kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước.

Để tăng thêm ngoại tệ, tránh thâm hụt cán cân thương mại thì mỗi Chính Phủ một nước thường có những chính sách để đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của nước mình. Xuất khẩu có nhiều thì thu nhập quốc dân sẽ tăng lên, hàng hóa được thị trường nước ngoài biết tới, tăng thêm hình ảnh tốt đẹp cho đất nước. Có nhiều biện pháp khuyến khích xuất khẩu như: tạo điều kiện giảm thuế nhập khẩu để doanh

nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu mua nguyên vật liệu từ nước ngoài, có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp vay vốn để tiến hành sản xuất, những điều kiện vận tải trong nước thông thoáng và an toàn hơn, các thủ tục xuất nhập khẩu bớt rườm rà, tiết kiệm thời gian…Tuy nhiên trong số các biện pháp trên thì việc cho vay chứa đựng nhiều rủi ro hơn cả, Chính phủ cũng phải tính toán để sao cho vừa có lợi cho các doanh nghiệp mà vẫn bảo đảm tính an toàn cho ngân hàng cấp tín dụng. Chính vì thế, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc tránh được những rủi ro trong hoạt động ngoại thương cũng như hoạt động TTQT. Một khi những rủi ro trong hoạt động ngoại thương ngăn chặn và đẩy lùi ở mức độ nào đó thì hoạt động ngoại thương sẽ còn phát triển nhanh chóng theo đúng xu thế khẩn trương của nền đại công nghiệp toàn cầu. Những hoạt động kiểm soát xuất nhập khẩu thì bên cạnh việc tạo điều kiện cho thủ tục xuất nhập khẩu bớt rườm rà…nhưng không có nghĩa là nới lỏng, bỏ đi những quy định rắc rối, không còn phù hợp với hiện tại nhưng bù vào đó lại là những quy định pháp lý mang tính chất chặt chẽ hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn…Nhà nước có thể đưa ra những văn bản quy định rõ về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong khâu TTQT.

Về phía các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong nước, Chính phủ cũng cần tạo điều kiện khuyến khích, có thể là giảm chi phí vận chuyển của một mặt hàng nào đấy hoặc thoả thuận với Chính phủ nước nhập khẩu để giảm thuế nhập khẩu cho mặt hàng này hoặc làm sao để giá bán ra ở nước nhập khẩu là không qúa đắt mà chất lượng vẫn bảo đảm.

Ba là: Ngân hàng nhà nước cần có các biện pháp tuyên truyền phổ biến các phương thức TTQT.

Ngân hàng Nhà nước cần có những buổi tập huấn và mở các lớp đào tạo phổ biến kiến thức về TTQT sâu rộng cho nhân viên của các NHTM quốc doanh cũng như hệ thống NHTM cổ phần, trong đó mời các chuyên viên có kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước về giảng dạy và thảo luận về các vấn đề nảy sinh trong TTQT, nhất là vấn đề rủi ro và hoàn thiện quy trình TTQT tại mỗi ngân hàng.

Ngoài ra còn có các kiến thức về thị trường hàng hoá và thị trường tài chính trên thế giới, hoặc các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí ngân hàng, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ…cần mở chuyên mục thường xuyên về TTQT, tiến tới xuất bản tạp chí TTQT riêng.

Đi đôi với các kiến thức thì cũng phải phổ biến các quy tắc, quy định của pháp luật Nhà nước và tập quán thương mại quốc tế để nhân viên ngân hàng có thể cập nhật, bổ sung và tiếp cận một cách sâu sát hơn giữa quy tắc và thực hành. Đồng thời giới thiệu về luật pháp các nước đã có điều chỉnh theo các quy tắc, thông lệ TTQT như của Trung Quốc, Mỹ…

Trên thế giới đã có uỷ ban phòng chống rủi ro, trong đó có bộ phận chống rủi ro TTQT, do một số các ngân hàng cùng thành lập nên Việt Nam cố gắng nỗ lực hơn nữa để cùng xây dựng được một mô hình như thế thu nhỏ trong phạm vi quốc gia để tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu không còn bị những đe doạ về rủi ro, kích thích các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất nhập khẩu nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 71 - 75)