Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng cho sinh viên cao đẳng sư phạm ngành giáo dục tiểu học năng lực thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học môn Toán (Trang 81 - 92)

Thực nghiệm được tiến hành trong 5 tiết với nội dung Bồi dưỡng năng lực thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học môn Toán tiểu học:

Những vấn đề chung về đồ dùng dạy học môn Toán tiểu học: khái niệm đồ dùng dạy học, chức năng đồ dùng dạy học, cách khai thác và sử dụng (1tiết).

Một số nội dung chương trình Toán tiểu học và những nhu cầu sử dụng đồ dùng dạy học (1 tiết)

Các bước tiến hành khi thiết kế đồ dùng dạy học tự làm của nội dung toán hình học tiểu học (3 tiết)

- Tìm hiểu nội dung chương trình của môn Toán hình học tiểu học và những nội dung có nhu cầu làm đồ dùng dạy học .

- Phát thảo hoặc trao đổi ý tưởng đó với mọi người trong tổ, nhóm để tranh thủ sự góp ý nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong khi thực hiện.

- Tìm mối liên hệ giữa đồ dùng dạy học đó với nội dung của bài khác. - Dự kiến nguyên vật liệu sẽ làm đồ dùng dạy học.

- Thực hiện việc thiết kế đồ dùng dạy học.

Giáo án thực nghiệm được soạn dạng giáo trình đồ dùng dạy học môn Toán đó là chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò. Tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc làm việc theo nhóm nhỏ sao cho: Sinh viên suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn, trình bày ý kiến của mình (nói và viết) nhiều hơn.

Tên bài học:

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHI THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM

- Tìm hiểu nội dung chương trình của môn Toán tiểu học và đưa ra một số nội dung cho sinh viên phân tích tìm tòi và đưa ra những nội dung có nhu cầu làm đồ dùng dạy học .

- Hình thành ý tưởng thiết kế đồ dùng dạy học

- Phát thảo hoặc trao đổi ý tưởng đó với mọi người trong tổ, nhóm. - Tìm mối liên hệ giữa đồ dùng dạy học đó với nội dung của bài khác. - Dự kiến nguyên vật liệu sẽ làm đồ dùng dạy học.

- Thực hiện việc thiết kế đồ dùng dạy học (làm ngoài giờ lên lớp)

Thời lượng: 3 tiết

I. Mục tiêu.

Qua bài học học sinh cần nắm được:

1/ Về kiến thức:

- Hình thành được những ý tưởng thiết kế đồ dùng dạy học từ một nội dung dạy học cho trước.

- Biết cách tận dụng nguyên vật liệu sẳn có và thiết kế đồ dùng dạy học

2/ Về kỹ năng:

- Nắm vững các yếu tố trong việc thiết kế đồ dùng dạy học - Thiết kế thành thạo một số đồ dùng dạy học .

3/ Về tư duy:

- Từ một nội dung dạy học, có nhiều hướng để sáng tạo ra đồ dùng dạy học phù hợp và hiệu quả cho 1 bài học.

4/ Về thái độ:

- Cẩn thận, chính xác.

- Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.

II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:

1. Thực tiễn: SV chưa học qua nội dung này.

2. Phương tiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuẩn bị các bảng kết quả mỗi hoạt động để treo hoặc chiếu qua overheat hay dùng projector.

- Chuẩn bị phiếu học tập, giáo án, sách giáo khoa Toán Tiểu học...

III. Phương pháp.

Chủ yếu dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình bài học và các hoạt động. A. Các tình huống học tập:

Tình huống 1: Ôn tập một số nội dung của Toán Tiểu học và nhu cầu sử

dụng đồ dùng dạy học

Tình huống 2: GV đặt vấn đề về các bước khi thiết kế đồ dùng dạy học

cho một bài học khi cho một số ví dụ cụ thể.

. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức hình thành ý tưởng thiết kế đồ dùng dạy học thông qua tìm hiểu nội dung chương trình của môn Toán tiểu học và những nội dung có nhu cầu làm đồ dùng dạy học

học thông qua thiết kế thực tế.

. Hoạt động 3: Tìm mối liên hệ giữa đồ dùng dạy học đó với nội dung của bài khác và nêu được cách sử dụng đồ dùng dạy học đó trong bài dạy.

B. Tiến trình bài học:

- Tổ chức cho lớp hoạt động nhóm, với mỗi nội dung toán tiểu học cho sinh viên thảo luận và đưa ra nhu cầu cụ thể, lên ý tưởng: .

- Sau khi chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Nhóm 1: Nội dung số học

Nhóm 2: Phân số

Nhóm 3: Đại lượng và đo đại lượng Nhóm 4: Hình học

Giáo viên điều khiển bằng cách đưa ra từng câu hỏi. Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả theo chủ đề. Sau khi hoàn thành mỗi nội dung, từng nhóm trình bày, giáo viên cho góp ý, kết luận.

- Lưu ý: Các câu hỏi phải định hướng hành động sao cho sau khi hoàn thành các câu hỏi thì sinh viên đã hoàn thành nội dung học tập. Nên cho mỗi nhóm nêu đáp án của nhóm mình sau mỗi hoạt động.

Phân số

+ Dạy khái niệm phân số: đưa ra mẫu vật, hình ảnh như hình tròn được phân ra nhiều phần để minh họa cho học sinh hiểu được bản chất của phân số

1/2 1/2

Cho nhóm thảo luận để đưa ra một số mẫu vật khác có ý nghĩa như trên + Dạy phân số bằng nhau và so sánh hai phân số: gợi ý hướng dẫn sinh viên đưa ra mẫu vật, hình ảnh, bản biểu để biểu diễn hai phân số

1 1/2 1/2 1/3 1/3 1/3 1/4 1/4 1/4 1/4 1/5 1/5 1/5 1/5 1/5 1/6 1/6 1/6 1/6 1/6 1/6 1/7 1/7 1/7 1/7 1/7 1/7 1/7 1/8 1/8 1/8 1/8 1/8 1/8 1/8 1/8 1/9 1/9 1/9 1/9 1/9 1/9 1/9 1/9 1/9 1/10 1/10 1/10 1/10 1/10 1/10 1/10 1/10 1/10 1/10 (hình 6)

Có thể dùng tia số hay bảng biểu khác không?

+ Dạy cộng trừ hai phân số: gợi ý hướng dẫn sinh viên đưa ra mẫu vật, hình ảnh, bản biểu diễn khi cộng hay trừ hai phân số (có thể thiết kế hộp khe dài bằng nhôm và từng mảnh gỗ đều nhau chạy trên khe)

Biểu diễn phân số 2/3

Biểu diễn phân số 1/9

1/2 3/8

Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện sử dụng để cộng hay trừ 2 phân số đơn giản, mục đích giúp học sinh tiểu học hiểu được bản chất của vấn đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi hướng dẫn các nhóm, sản phẩm thu được từ các nhóm cũng khá phong phú, tôi xin giới một số hình ảnh:

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng cho sinh viên cao đẳng sư phạm ngành giáo dục tiểu học năng lực thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học môn Toán (Trang 81 - 92)