Quan niệm về quá trình học

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng cho sinh viên cao đẳng sư phạm ngành giáo dục tiểu học năng lực thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học môn Toán (Trang 36 - 39)

1.3.1.1. Đặc điểm của quá trình học

Theo Michel Develay [16] thì quá trình học tập có một số đặc điểm đáng quan tâm sau đây:

- Học là một quá trình bí ẩn

Đó là một quá trình làm cho chủ thể tự biến đổi và làm phong phú tinh thần của mình bằng cách chiếm lĩnh thông tin trong môi trường sống. « Song người học không cư xử như một người ăn hại thông tin. Người học không tiêu thụ thông tin. Hơn nữa, họ tự tạo ra bản thân mình mà lại làm cho những gì họ tiếp thu vẫn tồn tại. Chủ thể học không phải vì hiện thực tồn tại mà cần phải tìm hiểu, mà chính là vì con người tìm hiểu hiện thực và làm tồn tại hiện thực » . Như vậy, « Mọi người học đều tự tạo ra cho mình một hiện thực tồn tại khách quan từ trước. Mọi việc học đều là việc sinh đẻ ».

- Học là một quá trình chủ thể khó ý thức được đầy đủ

Để người học có ý thức về sự thành bại của việc học, ngoài điểm số, sự đánh giá của giáo viên, người học cần tự nhận biết bản thân họ học như thế nào: vừa học vừa xem mình học, vừa làm vừa tự xem mình làm. Có ý thức về việc học đã thực hiện tức là quan tâm đến các hoạt động trí tuệ - về bản chất là không thể nhìn thấy được – đã được triển khai. Giúp một học sinh tìm hiểu mình học như thế nào, tức là giúp học sinh đó có ý thức về ý thức của mình, tư duy về tư duy của mình.

- Học là một quá trình khó khách quan hóa được

Trước hết, rất khó ghi nhận về móc thời gian: việc học bắt đầu không phải bắt đầu khi trẻ nhập trường, nó bắt rể trong những tình huống khác nhau trước khi các em đi học ở nhà trường, đó là những tình huống nãy sinh những biểu tượng trong chủ thể, những nhận thức của cá nhân về thế giới.

Ví dụ khi giáo viên đưa ra một số khái niệm về toán học thì học sinh đã kiến tạo cho mình thông qua kinh nghiệm, trí tưởng tượng, phương tiện …. những ý nghĩ về khái niệm đó.

Thứ hai là khó khăn trong quá trình phân biệt giữa quá trình học và sản phẩm của nó. Học là một quá trình khó xác định được nhưng cuối cùng biểu hiện bằng sản phẩm : khả năng giải thích, biết làm và biết tồn tại, tức là một hành vi ứng xử có thể quan sát được.

Thứ ba là sự đa dạng trong cách thức học cũng làm cho ta khó xác định đặc tính của phương pháp học hợp lý nhất. Ta có thể học bằng cách bắt chước hoặc giải quyết vấn đề bằng cách suy luận hay loại suy. Có thể học bằng thực nghiệm, thực hành hoặc tìm hiểu một khái niệm trừu tượng, một mô hình.

1.3.1.2. Đặc điểm của quá trình dạy (trong hoạt động dạy học)

Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác, trong đó dạy giữ vai trò

chủ đạo.

- Quá trình dạy học là quá trình bảo đảm cùng một lúc ba sự thống nhất + Thống nhất giữa dạy và học;

+ Thống nhất giữa truyền đạt với chỉ đạo trong dạy; + Thống nhất giữa lĩnh hội và tự chỉ đạo trong học.

- Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của dạy và học; nó được thực hiện bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng và hợp tác (cộng tác) giữa dạy và học, tuân theo lôgic khách quan của nội dung dạy học (khái niệm khoa học – đối tượng của học).

Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học

Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con người: hoạt động dạy và hoạt động học. Các hoạt động này có mục tiêu rõ ràng, có nội dung nhất định, do các chủ thể thực hiện - đó là thầy và trò, với những phương pháp, phương tiện, viêc quản lý hoạt động dạy – học trong trường phổ thông. Sau một chu trình vận động, các hoạt động dạy và học phải đạt tới những kết quả mong muốn.

Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học.

Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, chúng ta có thể đi đến kết luận: Hoạt động học, trong đó có hoạt động nhận thức của học sinh có vai trò quyết định kết quả dạy học. Để hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng ta phải coi trọng vai trò người giáo viên, giáo viên phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học, thực hiện tốt các chức năng của dạy cũng như của học, đồng thời bảo đảm liên hệ nghịch thường xuyên, bền vững. Vì vậy, muốn nâng cao mức độ khoa học của việc dạy học ở trường phổ thông thì người hiệu trưởng phải đặc biệt chú ý hoàn thiện hoạt

động dạy của giáo viên; chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện lại các thông tin học tập. Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học của học sinh. Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò. Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người quản lý nhà trường là: hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua hoạt động dạy của thầy mà quản lý hoạt động học của trò.

Dạy học là một công việc đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và tinh tế, một nghề vừa có tính khoa học cao vừa có tính nghệ thuật, nó đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng dạy.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng cho sinh viên cao đẳng sư phạm ngành giáo dục tiểu học năng lực thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học môn Toán (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)