Định hướng 1: Khi xây dựng các biện pháp sư phạm cần bám sát các thành phần trong năng lực thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học đã được phân tích ở trên.
Định hướng này được đưa ra dựa theo quan niệm cho rằng để phát triển một yếu tố tâm lý nào đó cần phải bồi dưỡng các thành phần cấu tạo nên yếu tố tâm lý đó. Trong trường hợp ta đang xét, yếu tố tâm lý cần bồi dưỡng là năng lực thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học môn toán tiểu học. Năng lực này có 3 thành phần đã được phân tích ở trên. Do đó hệ thống các biện pháp ần xây dựng sao cho khi áp dụng chúng thì cả 3 thành phần đều được tác động đến và đều được thúc đẩy phát triển.
Định hướng 2: Các biện pháp được xây dựng cần phải bám sát tiến độ thực hiện chương trình dạy học chính khóa ở trường cao đẳng sư phạm, đặc biệt là chương trình học tập ác học phần nghiệp vụ sư phạm và các học phần toán cơ bản.
Trong thực tế một số thành phần tạo nên năng lực thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học ó thể bồi dưỡng một cách độc lập, không cần theo đúng trình tự dạy học các học phần của chương trình đào tạo. Tuy nhiên nếu xây dựng các
biện pháp sư phạm có tham khảo tiến trình học tập thì sẽ thuận tiện cho việc triển khai thực hiện và gây được hứng thú rèn luyện của sinh viên, nhờ đó hiệu quả chắc chắn sẽ cao hơn.
Định hướng 3: Các biện đưa ra cần thể hiện được sự kết hợp giữa trang bị kiến thức lý thuyết với rèn luyện kĩ năng thực hành, kết hợp hoạt động mang tính tập thể với hoạt động độc lập của cá nhân, kết hợp giữa yêu cầu sư phạm với điều kiện kinh tế của nhà trường và cá nhân sinh viên, kết hợp giữa hoạt động dạy học chính khóa với hoạt động ngoại khóa.