0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Một số đồ dùng cầm tay của giáo viên có tích hợp một số chức năng

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC NĂNG LỰC THIẾT KẾ, CHẾ TẠO ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN TOÁN (Trang 73 -74 )

năng

Thiết kế, chế tạo thước kép đa năng:

- Vật liệu gỗ hoặc kim loại, ốc vít.

- Cấu tạo của đồ dùng: Các thanh gỗ (hay kim loại) đã được chia khoảng cách theo đơn vị đo độ dài (đơn vị có quy định trong nội dung dạy học ở tiểu học) được kết nối thành 1 khung bởi các vít. Cần lựa chọn các thanh gỗ có độ dài từng cặp bằng nhau để tiện sử dụng với những mục đích khác nhau.

- Tác dụng:

+ Khi kéo thẳng và xiết chặt các vít ta có một thước thẳng kép (2lớp trùng nhau) với các khoảng chia đơn vị đo độ dài;

+ Nếu chỉ dùng khung gồm 3 thanh có độ dài thích hợp sẽ sử dụng khi giới thiệu hình tam giác với các dạng khác nhau (tam giác vuông, tam giác đều, tam giác cân);

+ Nếu dùng khung gồm 4 thanh sẽ có mô hình tứ giác. Tùy thuộc sự lựa chọn độ dài các đoạn và cách sắp xếp và định vị (nhờ xiết chặt các vít) có thể dùng để giới thiệu cá loại hình tứ giác như hình vuông, hình thoi, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thang, ...

+ Nếu dùng khung gồm 4 thanh gỗ, trong đó có 2 thanh dài bằng nhau, hai thanh ngắn hơn có độ dài bằng nhau và gắn thêm phụ kiện (đinh và mấu gắn viên phấn) và gập khung thành một hình tứ giác lõm thì có thể sử dụng như một com pa để vẽ đường tròn lên bảng.

- Tổ chức cho sinh viên thực hiện: Phân tích hình mẫu và chia nhóm sinh viên làm mới (khuyến khích sinh viên cải tiến mẫu mã, kích thước, thiết kế lại) và tự làm ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC NĂNG LỰC THIẾT KẾ, CHẾ TẠO ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN TOÁN (Trang 73 -74 )

×