Tiến trình dạy học các bài cụ thể với website

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website dạy học chương từ vi mô đễn vĩ mô vật lý 12 nâng cao trung học phổ thông (Trang 69 - 82)

- Captivate 4

BẰNG MÃ NGUỒN MỞ WORDFRESS

2.5. Tiến trình dạy học các bài cụ thể với website

I. Các kết luận cần xây dựng và câu hỏi đề xuất tương ứng: 1. Kết Luận1: Cấu tạo và chuyển động của hệ Mặt trời, Mặt trời. - Cấu tạo:

+ Mặt Trời ở trung tâm hệ.

+ Có tám hành tinh lớn quay xung quanh Mặt Trời.

+ Ngoài ra còn có các hành tinh tí hon gọi là các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch, …

- Chuyển động của hệ Mặt Trời:

+ Tất cả các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

- Mặt trời:

+ Cấu trúc của Mặt Trời: gồm 2 phần: . Quang cầu.

. Khí quyển Mặt Trời.

+ Năng lượng Mặt Trời: Mặt tròi liên tục bức xạ năng lượng ra xung quanh. Công suát bức xạ năng lượng của Mặt trời: p=3,9.1026W.

Câu hỏi đề xuất tương ứng:

- Hệ Mặt Trời gốm những hành tinh nào? Các hành tinh còn lại có vị trỉ như thế

nào trong hệ? Ngoài Mặt Trời, các hành tinh còn gì cấu tạo nên hệ Mặt trời?

- Nhìn từ Trái đất, Mặt trời có dạng gì? Khối cầu nóng sáng nhìn thấy được gọi là gì?

2. Kết Luận 2: Trái Đất. - Cấu tạo của Trái Đất

+ Trái đất có dạng phỏng cầu (hơi dẹt ở hai cực)

+ Lõi Trái Đất có bán kính khoảng 3000km, cấu tạo chủ yếu bởi : sắt, niken.

+Bao quanh lõi là lớp trung gian, và ngoài cùng là lớp vỏ dày khoảng 35km cấu tạo chủ yếu bởi đá granit.

- Mặt Trăng- vệ tinh của Trái Đất

+ Mặt Trăng có bán kính 1738km, khối lượng 7,35.1022kg, gia tốc trọng trường: g=1,63m/s2. Mặt Trăng không có khí quyển.

+ Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, ngoài ra còn quay quanh trục của nó.

+ Bề mặt Mặt Trăng được phủ một lớp vật chất xốp. Câu hỏi đề xuất tương ứng:

- Trái Đát có cấu tạo như thế nào? Ta đã biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất vậy thì Mặt Trăng có cấu tạo như thế nào? Chuyển động của Mặt Trăng ra sao?

3. Kết luận 3: Sao chổi, thiên thạch. - Sao chổi

+ Chuyển động quanh Mặt Trời với những quỹ đạo rất dẹt. + Có khối lượng và kích thước nhỏ.

+ Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời từ vài năm đến trên 150 năm. - Thiên thạch

+ Là những khối đá chuyển động quanh Mặt Trời với tốc độ hàng chục km/s theo quỹ đạo rất khác nhau.

Câu hỏi đề xuất tương ứng:

- Sao chổi thiên thạch có những đặc điểm gì?

II. Mục tiêu dạy học:

1. Trong khi học

- HS biết được cấu tạo hệ Mặt Trời, các thành phần cấu tạo hệ Mặt Trời. - HS nêu được đặc điểm chính của hệ Mặt Trời.

- HS hiểu được cấu tạo của Mặt Trời, các đặc điểm chính của Mặt Trời. - HS hiểu được cấu tạo, đặc điểm chính của Trái Đất, Mặt Trăng.

- HS biết được cấu tạo, đặc điểm chuyển động của sao chổi thiên thạch. 2. Sau khi học

- HS nêu được cấu tạo của hệ Mặt Trời. - HS nêu được cấu trúc của Mặt Trời.

- HS nêu được sự hoạt động của Mặt Trời và các tác động chính của nó đến Trái Đất.

- HS nêu được một số đặc điểm chính của Trái Đất, Mặt Trăng. - HS vận dụng được những kiến thức vào việc làm bài tập.

III. Phương tiện dạy học:

- Máy vi tính kết nối mạng Internet - Màn, máy chiếu

- Sách giáo khoa, sách bài tập,sách giáo viên,…

IV. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:

1. Của giáo viên:

- Máy vi tính kết nối mạng Internet - Màn, máy chiếu

- Website. 2. Của học sinh:

- Ôn lại các kiến thức đã biết về hệ Mặt Trời, Mặt Trời, Trái Đất.

V. Sơ đồ tiến trình xây dựng các kiến thức:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động 2: Đặt vấn đề:

VII. Câu hỏi kiểm tra đành giá

1. Hệ Mặt Trời bao gồm những loại thiên thể nào? 2. Nêu vắn tắt cấu trúc của Mặt Trời?

3. Nêu vắn tắt sự hoạt động của Mặt Trời và các tác động chính của nó tới Trái

Đất?

4. Nêu một số đặc điểm chính của Trái Đất và Mặt Trăng? 4. Đường kính của Trái Đất ở xích đạo có giá trị nào sau đây? A. 1600 km. B. 6400 km. C. 3200 km. D. 12756 km.

5. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với qũy đạo gần tròn có bán kính vào khoảng?

A. 15.105 km. B. 15.108 km. C. 15.107 km. D. 15.109 km.

Kết luận chương 2

Trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu cấu trúc và nội dung chương trình chương từ vi mô đến vĩ mô đồng thời tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học chương này ở các trường THPT, tìm ra những khó khăn cần khắc phục. Từ đó vận dụng những lý luận dạy học hiện đại để xây dựng Website hỗ trợ dạy học chương từ vi mô đến vĩ mô. Đặc biệt khi xây dựng bài giảng điện tử bài ''Hệ Mặt Trời'', chúng tôi đã sử dụng được video và thí nghiệm mô phỏng về Hệ Mặt Trời nhằm khắc phục tình trạng HS chỉ được ''quan sát'' qua hình vẽ bằng phấn và bảng nhằm tăng tính trực quan sinh động, cũng như khả năng ghi nhớ của nội dung bài học.

Cũng qua nội dung chương hai cho ta thấy, cùng với sự phát triển về công nghệ thông tin, việc xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học là không quá phức tạp. Với khả năng Tin học của mình GV và HS có thể sử dụng thậm chí xây dựng Website để phục vụ dạy học nếu có một trình độ tin học nhất định. Xây dựng và sử dụng Website dạy học đã hỗ trợ nhiều mặt cho hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Website đã tạo ra một môi trường dạy học khá lý tưởng. Một mặt, nó tăng cường được thời gian cho GV có thể tổ chức, chỉ đạo hoạt động

nhận thức của HS. Mặt khác nó còn đem lại lợi ích là giúp HS định hướng việc sử dụng máy tính và Internet vào hoạt động học một cách tích cực, tự lực. Hạn chế hiện tượng sử dụng máy tính vào những việc giải trí hoặc tìm kiếm những thông tin văn hoá ngoài luồng có hại cho việc hình thành nhân cách của HS.

Tóm lại, xây dựng và sử dụng Website dạy học là việc làm rất cần thiết và là cách tốt nhất để GV và HS tạo thói quen, phong cách làm việc trong thời đại thông tin hiện nay. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng phương tiện dạy học dù có hiện đại đến đâu vẫn chỉ là phương tiện dạy học, mọi quyết định nhằm đảm bảo thực hiện được những yêu cầu của một quá trình dạy học, hiệu quả mà các phương tiện mang lại đều bắt nguồn từ phía GV và HS.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website dạy học chương từ vi mô đễn vĩ mô vật lý 12 nâng cao trung học phổ thông (Trang 69 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w