Website hỗ trợ dạy học chương Từ vi mô đến vĩ mô

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website dạy học chương từ vi mô đễn vĩ mô vật lý 12 nâng cao trung học phổ thông (Trang 58 - 64)

- Captivate 4

2.3.Website hỗ trợ dạy học chương Từ vi mô đến vĩ mô

BẰNG MÃ NGUỒN MỞ WORDFRESS

2.3.Website hỗ trợ dạy học chương Từ vi mô đến vĩ mô

Chúng tôi đã xây dựng được website dạy học chương từ vi mô đến vĩ mô vật lý 12 nâng cao THPt tại địa chỉ: http://www.vatly.vnf5.com

Trang đầu tiên của Website là trang chủ. Nó cho biết đề mục những nội dung có trong Website. Bởi vậy, đối với người sử dụng, khi truy cập vào Website để tìm kiếm thông tin cần xem trang chủ trước.

Trang chủ của Website hỗ trợ dạy học chương Từ vi mô đến vĩ mô gồm các đề mục của các trang Web sau:

- Bài giảng điện tử. - Giáo án.

- Tổng hợp. - Tin tức.

- Liện hệ. - Thông tin

Khi cần xem nội dung của trang Web nào, người sử dụng chỉ cần nháy chuột vào đề mục của trang Web đó ở trang chủ. (Hình1)

Hình 2.1: Màn hình trang chủ

2.3.1. Bài giảng điện tử

Hình 2.2: Màn hình bài giảng điện tử

Bài giảng điện tử là một tài liệu cơ bản và chủ yếu trong Website dạy học này.

 Về hình thức sử dụng, bài giảng điện tử có thể tiến hành dưới các dạng:

- Hỗ trợ cho hoạt động dạy của GV: Bài giảng điện tử hỗ trợ cho việc ghi bảng và một số hoạt động khác của GV. Chỉ với những thao tác nháy chuột đơn giản thì nội dung bài giảng sẽ xuất hiện theo tiến trình dạy học. Mỗi thao tác với máy tính gắn với một nội dung trong hoạt động của HS. Vì vậy, GV không mất thời gian cho việc dùng bảng trình bày tranh ảnh, thí nghiệm... Lúc này, bảng đen chỉ đóng vai trò phụ, được sử dụng để hỗ trợ khi cần thiết.

- HS sử dụng bài giảng điện tử dưới sự trợ giúp, hướng dẫn của GV theo từng nhóm, đặt HS vào vị trí chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

Qua việc thảo luận giữa GV và HS giúp các em mạnh dạn đề xuất những ý kiến của mình.

- HS độc lập sử dụng bài giảng điện tử một cách tự lực không có sự hướng dẫn của GV để học trước ở nhà hoặc sau khi học trên lớp, giúp HS phát huy tính tích cực, tự lực sáng tạo chiếm lĩnh tri thức.

 Công cụ thiết kế bài giảng điện tử

Trong luận văn này, chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint làm công cụ thiết kế bài giảng điện tử.

Khi sử dụng phần mềm PowerPoint soạn thảo các bài giảng điện tử, chúng tôi nhận thấy PowerPoint là một công cụ mạnh. Phần mềm PowerPoint có khả năng hỗ trợ trong quá trình dạy học như sau:

- Khi sử dụng PowerPoint để soạn thảo các bài giảng điện tử cho phép tạo ra một tập các slide theo cấu trúc logic của bài giảng. Mỗi một slide thường chứa đựng một đơn vị kiến thức cần truyền thụ của bài giảng. Các slide được liên kết với nhau trong một file và lần lượt xuất hiện theo một trật tự được quy định bởi người thiết kế. Người thiết kế có thể đặt các hiệu ứng xuất hiện tuỳ ý cho mỗi nội dung chứa đựng trong slide.Vì vậy, GV có thể thực hiện được trình tự logic của việc xây dựng kiến thức quy định bởi cấu trúc của bài học. Như vậy, giáo án có thể thực hiện được toàn bộ hoạt động của thầy và trò trong tiết học nhằm đạt mục đích đã đặt ra.

- Khi sử dụng bài giảng điện tử trên máy vi tính không chỉ cho phép lưu trữ hệ thống bài giảng của từng môn học theo từng năm mà nó còn cho phép cập nhật, sửa đổi để nâng cao chất lượng của bài giảng. Có thể thêm, bớt các slide bởi vì số lượng các slide cũng như số liên kết giữa chúng là không hạn chế. Đây là ưu điểm mà các giáo án thông thường khó có thể thực hiện được.

- PowerPoint cho phép tạo ra các slide với các định dạng khác nhau (màu viền, kiểu chữ, kiểu dáng slide...) rất đa dạng và phong phú.

- Bên cạnh đó, PowerPoint còn có khả năng sử dụng thêm các công cụ khác để phục vụ cho tiến trình dạy học như: vẽ biểu bảng, biểu đồ, đồ thị, xử lý số liệu... thuận lợi cho việc thiết kế bài giảng điện tử.

- PowerPoint có thể thực hiện các hiệu ứng tác động đến mỗi đối tượng trong bài giảng, như hiệu ứng xuất hiện các dòng văn bản, hình vẽ, ảnh chụp... Khả năng trình diễn các hoạt cảnh, phim thí nghiệm, ghi âm lời thuyết minh... không chỉ làm cho hoạt động dạy học diễn ra phù hợp với logic của quá trình nhận thức mà còn có dụng làm cho thế giới quan được tái tạo lại một cách có chọn lọc và sinh động. Vì vậy, kích thích hứng thú, tăng cường sự chú ý và niềm tin của HS làm cho bài giảng trở nên sinh động.

- Việc trình bày các slide theo thời gian có thể được thực hiện ở ba chế độ: chế độ tự động, có định thời gian hoặc không định thời gian. Biết sử dụng hợp lý ba chế độ này sẽ cho phép giám sát và khống chế được thời gian trình bày. Nhờ vậy, bài giảng luôn thực hiện đúng theo tiến trình đã định sẵn khi GV chủ động điều khiển quá trình dạy học.

Các bài giảng điện tử sau khi được thiết kế trong PowerPoint, sẽ được liên kết tới đề mục ''bài giảng điện tử'' ở trang chủ của Wesite nhờ chức năng siêu liên kết của Wordfress.

 Minh họa xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử ''Hệ mặt trời''

Mục tiêu bài học:

- Biết cấu tạo hệ mặt trời, các thành phần cấu tạo của hệ mặt trời. - Hiểu các đặc điểm chính của Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng. - Nêu được đặc điểm chính của hệ mặt trời.

Tiến trình giảng dạy theo SGK:

- Ban đầu, SGK đưa ra cấu tạo và chuyển động của hệ mặt trời. - Tiếp theo, SGK khai thác cấu tạo và một số đặc điểm của Mạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trời.

- Sau đó là nghiên cứu về trái đất , mặt trăng và các hành tinh

Khi xây dựng bài này, chúng tôi đi theo tiến trình như đã hình thành trong SGK, tuy nhiên có một số điểm lưu ý sau:

Khi tìm hiểu về tình hình thực tế dạy học bài Hệ Mặt Trời ở các trường THPT (như chúng tôi đã trình bày ở trên), HS không được quan sát bất kì mô phỏng hay video nào liên quan đến Hệ Mặt trời. Vì vậy đã hạn chế tính trực quan của hiện tượng vật lý này dẫn đến tình trạng học sinh khó tiếp nhận và ghi nhớ nội dung bài học.

Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã tìm hiểu và thu thập một số mô phỏng và video về Hệ Mặt Trời để khai thác tối đa tính trực quan và lý thú của hiện tượng. Để từ đó rèn luyện kĩ năng quan sát hiện tượng, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá vấn đề bằng cách đưa ra những câu hỏi dẫn dắt hợp lý, lôgic nhằm tạo ra sự cuốn hút hấp dẫn của bài học.

Hình 2.3: Video mô phỏng hệ mặt trời.

Tiến trình dạy học trên Web

Khi nháy chuột vào mục bài giảng điện tử ở trang chủ, thì khoảng không gian làm việc của bài giảng là rỗng.

Hình 2.4: Màn hình của bài giảng điện tử ở thời điểm bắt đầu giờ học.

Để lựa chọn bài học ''Hệ Mặt Trời'', ta nháy chuột vào tên bài học ở trang bài giảng điện tử.

Hình 2.5: Màn hình của bài giảng điện tử khi bắt đầu nháy chuột lần thứ nhất vào không gian làm việc của bài giảng.

Tiếp đó, nội dung bài học sẽ lần lượt xuất hiện trên màn hình theo tiến trình đã được thiết kế theo từng slide.

Trong slide ''Cấu tạo và chuyển động của Hệ Mặt Trời'', HS được quan sát chuyển động của hệ mặt trời

Hình 2.6: Màn hình của bài giảng điện tử khi đang sử dụng

Ứng với mỗi lần nháy chuột tiếp đó sẽ xuất hiện câu hỏi dẫn dắt (để HS thảo luận, nêu ý kiến của mình để xây dựng bài học) và câu trả lời tương ứng. Hơn nữa, việc đặt HS vào trạng thái tâm lý sẵn sàng làm việc trong giờ học không phải là dễ trong cách tổ chức dạy học truyền thống.

Bằng những câu hỏi dẫn dắt như vậy giúp HS giải quyết được nhiệm vụ xây dựng bài học như: nêu được cấu tạo Hệ Mặt Trời, Trái đất cà các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Đồng thời những nội dung ghi vở của bài giảng được xuất hiện theo đúng tiến trình dạy học.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website dạy học chương từ vi mô đễn vĩ mô vật lý 12 nâng cao trung học phổ thông (Trang 58 - 64)