- Captivate 4
BẰNG MÃ NGUỒN MỞ WORDFRESS
2.2. Tìm hiểu thực trạng DH chương “ Từ vi mô đến vĩ mô” vật lý lớp 12 nâng cao THPT
Để chuẩn bị cho việc xây dựng Website hỗ trợ dạy học chương Từ vi mô đến vĩ mô có chất lượng, chúng tôi tiến hành tìm hiểu tình hình dạy học chương Từ vi mô đến vĩ mô ở các trường THPT Nguyễn Đức Mậu – Nghệ An và trường THPT Quỳnh Lưu 2 - Nghệ An với mục đích tìm ra các ưu nhược điểm của thực trạng dạy học phần kiến thức này, đồng thời tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng máy vi tính hỗ trợ dạy học.
Nội dung tìm hiểu:
Việc tìm hiểu thực tế dạy học ở chương này nhằm thu thập thông tin về:
- Thực trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất (đặc biệt quan tâm tới trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ bộ môn Vật lý và phòng máy vi tính ) và phong trào chung của nhà trường.
- Tình hình dạy của GV: Tìm hiểu những biện pháp, phương pháp dạy học chủ yếu đã được GV sử dụng khi dạy học chương này và hiệu quả của nó.
- Tình hình học tập của HS: Tìm hiểu tình hình học tập trên lớp và ở nhà; những quan niệm, những kiến thức HS đã có trước khi học và sai lầm phổ biến của HS trong quá trình học chương này. Sau khi học, HS đã nắm được những kiến thức, kỹ năng và vận chúng ra sao.
- Những thuận lợi và khó khăn của GV và HS khi dạy học chương này.
- Các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp.
- Thực trạng của việc ứng dụng Tin học và máy vi tính vào dạy học các môn học.
- Tìm hiểu khả năng sử dụng máy vi tính và trình độ tin học của GV và HS.
Phương pháp điều tra tìm hiểu:
- Gặp gỡ Ban giám hiệu nhà trường, tham quan phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính của nhà trường.
- Dự giờ, gặp và trao đổi với tổ bộ môn và GV bộ môn vật lý. - Quan sát học sinh trên lớp và gặp gỡ trao đổi với một số HS.
Kết quả điều tra tìm hiểu:
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy:
- Hai trường THPT Nguyễn Đức Mậu và Quỳnh Lưu 2 - Nghệ An có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có truyền thống dạy học tốt trong nhiều năm liên tục. Đội ngũ GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.
Tuy nhiên, hệ thống phòng thí nghiệm còn rất nghèo nàn, ít ỏi. Dụng cụ thí nghiệm, các thiết bị khác như tranh vẽ, mẫu vật... của nhiều môn xếp chung trong một kho. Trang thiết bị của các trường quá nghèo nàn và lạc hậu, thậm chí không có.
Đơn cử, trong bài ''Mặt trời. Hệ mặt trời'' ở chương Từ vi mô đến vĩ mô, theo yêu cầu của bài học phải có tranh ảnh hay mô phỏng để HS quan sát thì bài giảng mới có tính thuyết phục, nếu không HS sẽ phải công nhận, làm mất đi tính trực quan của hiện tượng. Và như vậy, đáng lẽ HS tiếp thu một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và thú vị. Vì không có thiết bị nên các em lại cảm thấy bị áp đặt gây tâm lý không thoải mái.
- Phòng máy tính đều có 25 nối mạng cục bộ vừa nối mạng Internet .
- Về hoạt động dạy học của GV, qua tìm hiểu cho thấy:
+ Đa số GV khi dạy chương Từ vi mô đến vĩ mô đều dùng phương pháp thuyết trình, diễn giải, minh hoạ để thông báo kiến thức là chủ yếu, nhiều tiết dạy GV còn đọc cho HS chép; chỉ khi có kì thi GV giỏi, hoặc thao giảng, các GV mới dùng phương pháp đàm thoại, gợi mở nêu vấn đề. Trong các tiết dạy, GV lần lượt thông báo kiến thức theo trình tự sách giáo khoa, cố gắng đầy đủ chính xác nội dung, có chú ý tới việc nhấn mạnh kiến thức cơ bản. HS chủ yếu được đặt ở vị trí thụ động nghe GV giảng bài, có trả lời một số câu hỏi theo yêu cầu tái hiện kiến thức.
- Phần lớn GV quan niệm rằng, dạy theo cách thuyết trình, diễn giải, minh họa, thông báo nhàn hạ hơn nhiều so với việc dạy theo phương pháp
mới, phải chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian, công sức cho thí nghiệm. Không làm các mô phỏng trực quan, chỉ mô tả thí nghiệm bằng bảng và phấn hoặc mô tả các hiện tượng dưới hình thức ''kể chuyện'' theo trình tự SGK nhưng HS vẫn có thể tái hiện, ghi nhớ kiến thức để có kết quả thi, kiểm tra tốt miễn là các em được ôn luyện nhiều dạng bài tập, đáp ứng yêu cầu thi cử hiện nay. Do không tạo được tính tích cực, tự lực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức nên HS không biết sâu vấn đề, kiến thức lĩnh hội không chắc chắn, các em không có kĩ năng vận dụng kiến thức trong các tình huống cụ thể, không có kĩ năng thực hành, hay năng lực tự nghiên cứu.
- Về học tập của HS: Qua trao đổi với các em HS và theo dõi một số tiết học cho thấy:
+ Trong giờ học: HS chủ yếu nghe GV giảng giải, các câu phát biểu trong giờ học phần lớn là những câu có nội dung nặng về tái tạo. Việc vận dụng vốn kinh nghiệm, kiến thức đã có để xây dựng bài hầu như rất hiếm.
+ Về kĩ năng: HS thường tỏ ra lúng túng khi cần trình bày các vấn đề, biểu hiện ở chỗ dùng từ ngữ không chuẩn xác, chưa đúng nghĩa hoặc câu trình bày không đúng ngữ pháp; đặc biệt HS e ngại bộc lộ quan điểm riêng trước một vấn đề cần phải chọn lựa.
+ Cách học của các em phần lớn là thuộc lòng, HS thường tiếp thu bài một cách thụ động, ít động não và ít được có cơ hội tham gia vào các hoạt động tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức.
Tóm lại, sự tiếp thu kiến thức của HS trong chương Từ vi mô đến vĩ mô chỉ ở mức hình thức, chưa nắm vững được các khái niệm cơ bản trong chương này; vận dụng một cách khó khăn những kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng tự nhiên như hiện tượng cầu vồng...
- Về việc ứng dụng máy vi tính vào dạy học các bộ môn:
Hệ thống máy vi tính của trường chủ yếu dùng để dạy bộ môn Tin học như là môn dạy nghề. Chương trình chủ yếu đem vào giảng dạy là Tin học văn phòng. Máy vi tính chưa được đem vào ứng dụng dạy các môn khác, trong đó có vật lý.
Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, qua trao đổi với GV của trường, phần đông đều có chung một ý kiến phản ánh:
- Do nội dung thi (tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp) ở nước ta hiện nay vẫn nặng về kiểm tra lý thuyết và giải bài tập. Vì vậy, trong khi lên lớp GV thường phải quan tâm trước nhất tới việc làm thế nào để truyền tải đủ kiến thức tài liệu sách giáo khoa cho HS. Phần đông có tâm lý: nếu sử dụng máy vi tính hỗ trợ giảng dạy sẽ phải chuẩn bị máy móc; tổ chức thảo luận nhóm thì phần lớn các em đã quen với cách học thụ động, ít chịu tự lực suy nghĩ, không chịu bộc lộ suy nghĩ của mình, do đó mất nhiều thời gian trên lớp, ảnh hưởng tới tiến độ bài giảng.
- Phần đông GV cũng đều nhận thức được tác dụng to lớn của việc sử dụng máy vi tính vào dạy học, cùng với Internet, cách học và tự học ngày nay đã có sự thay đổi to lớn và hiệu quả của nó đã được các phương tiện thông tin đại chúng nói tới rất nhiều. Nhưng để thực hiện được cũng đòi hỏi phải được trang bị các phương tiện kĩ thuật đầy đủ (ví dụ máy máy vi tính, máy chiếu khuếch đại, phòng mạng máy tính phải trang bị nhiều hơn). Đồng thời khả năng Tin học của GV cũng có hạn, mới chỉ dừng lại ở trình độ Tin học văn phòng, và lập trình Pascal để giải các bài tập toán học. Việc xây dựng phần mềm, xây dựng Website hỗ trợ dạy học còn chưa phổ biến.
- Theo phân phối chương trình hiện nay thì số giờ luyện tập của HS không nhiều; vì vậy, ở trên lớp sau khi học giờ lý thuyết GV thường tận dụng thời gian để củng cố mở rộng kiến thức và kĩ năng giải các bài tập.
- Qua trao đổi với HS, nhiều em đã có máy tính tại nhà, hoặc đã được sử dụng máy tính nhiều ở các trung tâm Tin học hoặc nơi kinh doanh trò chơi điện tử, kinh doanh Internet. Thực trạng HS chỉ sử dụng máy tính như là công cụ soạn thảo, nhất là trò chơi điện tử, thậm chí trò chơi trên mạng. Còn về Internet chỉ để tìm kiếm những trò giải trí, các hình ảnh, âm nhạc hoặc phim nước ngoài. Một số em có khả năng lập
trình bằng các ngôn ngữ lập trình (ví dụ ngôn ngữ lập trình Pascal), nhưng chỉ để giải các bài toán mang nặng tư duy Tin học.
Tóm lại, qua tìm hiểu tình hình dạy học chương Từ vi mô đến vĩ mô tại trường phổ thông cho thấy những vấn đề sau:
- Về trang thiết bị thí nghiệm cần dùng để dạy học chương Từ vi mô đến vĩ mô không có.
Qua tìm hiểu thực tế, ngoài các trường chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ra, ở các trường THPT Quỳnh lưu 1, Quỳnh lưu 3, Quỳnh lưu 4, Hoàng Mai và tất cả các trường dân lập trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu đều có chung những tình hình trên.
- Phương pháp dạy học được sử dụng trong chương này chủ yếu là phương pháp diễn giảng, thông báo từ phía GV.
- Việc tổ chức hoạt động học tập, thảo luận nhóm của HS, giúp HS tích cực, tự lực sáng tạo tham gia xây dựng bài chưa được chú ý.
- Kiến thức HS nắm được chủ yếu thông qua hoạt động ghi nhớ, làm bài tập.
- Việc ứng dụng máy vi tính và các tính năng đa phương tiện để dạy học các bộ môn và phát huy tính tự lực, tích cực của HS trong đó có bộ môn Vật lý là không có. Do các vấn đề về trang bị cơ sở vật chất, về khả năng Tin học của GV và HS. Hệ thống máy tính chỉ dùng vào dạy bộ môn Tin học như là một môn dạy nghề.
- Việc sử dụng máy vi tính của HS chỉ dùng để soạn thảo, hoặc lập trình các bài toán mang tính tư duy về Tin học. Đa số HS chỉ sử dụng máy tính để soạn thảo, chơi trò chơi điện tử, Internet chỉ dùng để giải trí. Để giải quyết được thực trạng dạy học hiện nay là một việc làm rất cần thiết và cấp bách nhưng không phải là dễ và có thể thực hiện xong trong ngày một ngày hai. Nó đòi hỏi toàn ngành giáo dục cũng như bản thân mỗi cá nhân trong đó phải nỗ lực đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lựơng dạy học.
Chúng tôi với tư cách là những nhà giáo, nghiên cứu xây dựng Website hỗ trợ dạy chương Từ vi mô đến vĩ mô nhằm góp một phần công sức nhỏ vào việc khắc phục tình trạng dạy học hiện nay.