Đổi mới và hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển hợp tác trong nông nghi ệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH tế PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ở TỈNH CHĂM PA sắc GIAI đoạn từ NAY đến năm 2020 (Trang 86 - 89)

GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN

3.2.6Đổi mới và hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển hợp tác trong nông nghi ệp

Mục tiêu của việc hoàn thiện các chính sách này trong phát triển nông nghiệp tỉnh Chăm Pa Sắc là nhằm phát huy tối đa vai trò các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế hợp tác trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Theo đó,

cần khuyến khích phát triển nhiều cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp nhằm:

1. Tăng cường tuyên truyền vận động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết vềvai trò, đổi mới tổ chức và hoạt động hợp tác xã là có tính tất yếu, phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Chăm Pa Sắc hiện nay. Mặt khác, khi xây dựng và đổi mới hoạt động của hợp tác xã Chăm Pa Sắc cần

chú ý đến đặc điểm kinh tế-xã hội của từng địa phương, phải thực sự tự nguyện, quản lý phải thực sự dân chủ và bình đẳng và tự chịu trách nhiệm. Mô hình xây dựng và phát triển hợp tác xã ở Chăm Pa Sắc hiện nay không thể mang ý chí chủ quan, gò ép hình thức và nặng nề tính bao cấp như trước đây.

2. Kinh tế hợp tác xã ở Chăm Pa Sắc cần tập trung vào các hoạt động mà kinh tế

hộ không thể tựđảm nhận được, như dịch vụ vốn, dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ

kỹ thuật chế biến nông sản với quy mô nhỏ và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất.

Chăm Pa Sắc cần chú trọng phát triển kinh tế thủy sản, tức là phải tăng cường xây dựng và phát triển các ngư trại, củng cố các hợp tác xã nghề cá... Từng bước hình thành các hình thức tổ chức gắn kết giữa đơn vị nuôi trồng, khai thác với chế biến và tiêu thụ, các hình thức liên doanh liên kết trong nước và quốc tế.

3. Để hình thức kinh tế hợp tác thật sự vững mạnh và có hiệu quả, UBND tỉnh cần chỉ đạo cho các địa phương tiến hành rà soát, phân loại và thực hiện sắp xếp, các hợp tác xã như sau:

- Đối với các hợp tác xã đã và đang làm ăn có hiệu quả, tổ chức tốt các hoạt

động dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình và kinh doanh có lãi, nếu không có nhu cầu thay

đổi về quy mô hợp tác xã thì cần tập trung đầu tư củng cố phát triển, thực hiện các chính sách khuyến khích các hợp tác xã hoạt động, bổ sung thêm những ngành nghề

mới... Trong trường hợp có nhu cầu và khả năng thì có thể thành lập các tổ hợp tác, nhóm dịch vụ chuyên sâu trong hợp tác xã hoặc thành lập thêm các hợp tác xã khác nhằm phát triển đa dạng hóa ngành nghề dịch vụ nông nghiệp. Thực hiện tốt trảlương

cho cán bộ hợp tác xã theo kết quả sản xuất kinh doanh để khuyến khích họ yên tâm với công việc.

- Đối với các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả cần tiến hành đại hội xã viên,

cho đăng ký lại xã viên. Qua đó chỉ có thành viên nào thực sự tự nguyện, tự giác, chấp hành góp vốn và có khả năng góp sức cho hợp tác xã thì tham gia. Tiến hành điều

chỉnh quy mô, hướng kinh doanh mới trên cơ sở dân chủ và thống nhất của các thành viên. Mọi hoạt động của hợp tác xã, Đảng và chính quyền chỉ có vai trò định hướng, phải tuyệt đối coi trọng quyền tự quyết của các thành viên tham gia.

- Tiếp tục xử lý những tồn động về vốn quỹ, tài sản, công nợ và thực hiện tốt công tác quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp theo chếđộ kế toán áp dụng cho hợp tác xã; giải quyết nợ của hợp tác xã theo chính sách của nhà nước đã ban hành.

4. Tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện các loại hình hợp tác mới. Chăm Pa Sắc cần chỉ đạo cho các địa phương khuyến khích thành lập các tổ, liên tổ hộ gia đình tổ chức sản xuất các ngành nghề nông nghiệp. Thực hiện hợp tác chặt chẽ giữa các hộgia đình

phù hợp với nhu cầu hợp tác trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa phát triển cao.

Đồng thời, đẩy mạnh hình thức liên kết 4 nhà: Nhà nước- nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hình thức hiệp hội ngành nghề. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của tổ chức Liên minh các hợp tác xã trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Bảng số liệu dưới đây sẽlàm rõ hơn cho các giải pháp đã nêu trên theo số thứ tự

nội dung trong bảng.

Bảng 3.4. Số liệu khảo sát kiến nghị đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất trong

nông nghiệp tỉnh Chăm Pa Sắc

T T Ý kiến Tổng số được khảo sát Tổng số có ý kiến về CS phát triển các TPKT Số người có ý kiến này Tỷ lệ % So với số có ý kiến về CS này So với tổng số được khảo sát (1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4) (7=5/3)

1 Cần có chính sách ưu đãi hơn cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình kinh doanh đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

1000 948 745 78,59 74,50

2 Cần có chính sách thu hút lao động có chuyên môn vềlao động tại các HTX

1000 948 437 46,10 43,70

3 Cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích HTX thực hiện tiêu thụ sản phẩm cho xã viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1000 948 399 42,09 39,90

4 Quan tâm phát triển kinh tế hộ thông qua đầu tư

vốn trung và dài hạn, lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ

vốn

1000 948 216 22,78 21,60

(Nguồn: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Chăm Pa Sắc, năm 2013)

KT LUN

Từ những vấn đề như đã phân tích cho thấy, chính sách kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Việc thường xuyên tiến hành xây dựng, thực thi, kiểm tra, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương trong những giai

đoạn khác nhau là yêu cầu khách quan trong quá trình quản lý đối với lĩnh vực hoạt

động nông nghiệp nông thôn.

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có tính lý luận về vai trò của nông nghiệp; những chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước Lào đối với nông nghiệp qua các thời kỳ, nhất là trong thời kỳđổi mới; những kinh nghiệm xây dựng thực thi chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp của một sốnước trên thế giới và các địa phương của CHXHCN Việt Nam như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; phân tích các khái niệm chính sách kinh tế nông nghiệp, các nhân tố tác động tới chính sách kinh tế, quá trình hoạch định, tổ chức thực thi, kiểm tra bổ sung hoàn thiện chính sách cũng như phân tích tác động của chính sách kinh tế đối với phát triển nông nghiệp ở Chăm Pa Sắc trong thời gian qua.

Căn cứvào định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Chăm Pa Sắc và những yêu cầu đặt ra trong quá trình quản lý nhà nước, luận văn đề xuất hoàn thiện 6 chính sách kinh tế chủ yếu đểthúc đẩy kinh tế nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Đồng thời, luận văn đã phân tích các bước tổ chức thực hiện, nhằm biến chính sách thành những kết quả trên thực tế. Kinh tế nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế-xã hội của tỉnh Chăm Pa Sắc. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển, góp phần đưa tỉnh Chăm Pa Sắc trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Tác giả tin tưởng và hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn

sẽcó đóng góp tích cực trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đềra, đặc biệt là mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Chăm Pa Sắc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH tế PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ở TỈNH CHĂM PA sắc GIAI đoạn từ NAY đến năm 2020 (Trang 86 - 89)