GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN
3.2.2 Hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Từ thực tiễn phân tích kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở một số nước trên thế giới, ở một số địa phương trong nước, cũng như ở Chăm Pa Sắc hiện nay, tác giả
cho rằng, chính sách cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có vai trò quan trọng không kém
gì chính sách đất đai. Nếu như chính chính đất đai có vai trò trong việc giải phóng nguồn lực về đất đai trong quá trình phát triển nông nghiệp thì chính sách chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp có vai trò phát huy được các lợi thế, vị thế của từng vùng nông thôn ở Chăm Pa Sắc. Vấn đề cốt yếu là phải không ngừng hoàn thiện chính sách về cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Chăm Pa Sắc hợp lý và có các giải pháp cụ thể để thúc đẩy thực hiện thắng lợi cơ cấu kinh tếđược xác lập. Cụ thể là:
1. Tiếp tục đẩy mạnh việc xác định cơ cấu ngành trồng trọt của Chăm Pa Sắc hiện nay là theo điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế-xã hội từng vùng miền. Thông qua
đó phát triển cây lương thực lúa, ngô lai, rau quả, cây công nghiệp... trên cơ sở các lợi thế so sánh.
2. Đối với ngành chăn nuôi, cần điều chỉnh bổ sung một số nội dung của các chính sách liên quan, chẳng hạn đối với cải tạo đàn bò theo Quyết định số 408 thì cần
đưa các đơn vị tham gia chương trình bò thịt chất lượng cao của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được hưởng chính sách đối ứng của UBND tỉnh; bổ sung chính
sách cho phát triển chăn nuôi lợn ngoại ở vùng đồng bằng và miền núi nếu có điều kiện phù hợp; tăng cường khuyến khích chăn nuôi theo quy mô trang trại, cụm trang trại tập trung, quy mô lớn. Phát triển đàn bò thịt và bò sữa, đàn lợn, đàn gia cầm, thủy sản nước lợ, ngọt.
3. Tăng cường các giải pháp nhằm khuyến khích thúc đẩy chăn nuôi trong tỉnh phát triển mạnh mẽ. Như, hỗ trợ kinh phí mua vật tư phối giống để cải tạo đàn bò, hỗ
trợ kinh phí để tiêm phòng vac-xin, hỗ trợ kinh phí tập huấn chăn nuôi bò cho các hộ
nông dân... Tiến hành hỗ trợ kinh phí đối với đàn lợn giống ông bà, đối với đàn lợn
hướng nạc được hỗ trợ về thú y tiêm phòng, mua lợn đực giống, hỗ trợ kinh phí tập huấn cho người chăn nuôi, hỗ trợ thù lao cho khuyến nông viên.
4. Tăng diện tích nuôi trồng thủy sản cả ở nước lợ và nước ngọt. Tiến hành rà
soát điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản cho phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Tập trung quy hoạch tổng thể nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt; quy hoạch sản xuất giống; quy hoạch vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản. Tổ chức quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản ở các huyện, thị đồng bằng, trung du, miền núi. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đủnăng lực đầu tư
vào nuôi trồng thủy sản. Tránh việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thực hiện nghiêm túc quy hoạch nuôi trồng thủy sản ở tất cả các khâu.
5. Chú trọng xây dựng các vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Tập trung sản xuất cung ứng và kiểm tra chất lượng giống thủy sản. Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệmôi trường. Tiến hành xây dựng quy chế quản lý khai thác và quy trình nuôi trồng công nghiệp phù hợp với điều kiện mỗi vùng.
6. Lựa chọn và phát triển mô hình kết hợp giữa nuôi trồng, đánh bắt với chế
biến và xuất khẩu thủy sản. Chăm Pa Sắc là tỉnh có tiềm năng lớn về nuôi trồng và khai thác thủy sản với trên 150 km bờ song Mê Kông, 12 cửa lạch lớn, nhỏ. Tiếp tục triển khai các chương trình về "phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Chăm Pa Sắc thời kỳ 2010 -2015" và chương trình "khai thác - dịch vụ hậu cần - chế biến tỉnh Chăm Pa
Sắc", trong đó xác định rõ bước đi cho từng khâu của sự kết hợp giữa các ngành để
bảo đảm tính đồng bộ và ổn định.
7. Kết hợp giữa trồng rừng, khai thác với chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ rừng (chủ yếu là bột giấy và ván sàn). Tiếp tục rà soát và xây dựng các đề án phát triển lâm nghiệp, triển khai các dự án trồng nguyên liệu và chế biến.
3.2.3 Hoàn thiện chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệtrong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản