Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã hội tại t ỉnh Chăm Pa Sắc trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH tế PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ở TỈNH CHĂM PA sắc GIAI đoạn từ NAY đến năm 2020 (Trang 41 - 43)

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP T ỈNH CHĂM PA SẮC TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.1.2Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã hội tại t ỉnh Chăm Pa Sắc trong giai đoạn hiện nay

Cũng như vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Chăm Pa Sắc, là cơ sở của sựtăng trưởng và phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo ổn định chính trị - xã hội của địa phương.

Với đặc điểm là một tỉnh đất rộng, người đông đứng thứ 2 sau thủ đô Viêng Chăn, do vậy vị trí và vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tếởChăm Pa Sắc là rất quan trọng. Số liệu của Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc cho biết, tính đến năm

2013 ngành nông nghiệp chiếm trên 36% trong cơ cấu kinh tế của Chăm Pa Sắc (cao

hơn tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân); sản phẩm nông,

lâm, ngư nghiệp xuất khẩu năm 2013 đạt 81.65 triệu USD, chiếm 78% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh, nông nghiệp Chăm Pa Sắc cung cấp trên 240,493 tấn lương

thực, đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương.

Với 70% dân số lao động ở địa bàn tỉnh; 36% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, do vậy khu vực này là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ; đồng thời, là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các ngành khác. Chăm Pa Sắc đang triển khai chăn nuôi và thủy sản theo

xu hướng sản xuất hàng hóa. Thông qua các dự án: cải tạo tầm vóc đàn bò; dự án phát triển bò sữa, lợn hướng nạc và chăn nuôi gia cầm siêu thịt; chăn nuôi đại gia súc theo

hướng tăng đàn bò, giảm dần đàn trâu... Năm 2013 đàn lợn tăng 10,97%; đàn gia cầm

tăng 4.4%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 7.7% so với năm 2008. Bước đầu

Chăm Pa Sắc đã xây dựng mô hình chăn nuôi và thủy sản theo hướng trang trại kinh doanh có hiệu quả, huy động khai thác tiềm năng lao động, vốn, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động trong nông nghiệp.

Việc phát triển chăn nuôi và thủy sản đã cung cấp một lượng lớn nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến, tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển. Việc phát triển cây công nghiệp, cây thực phẩm phục vụ công nghiệp chế biến tiếp tục mở rộng và phát triển. Điển hình là phục vụ công nghiệp chế biến tinh bột sắn, chế

biến thủy sản xuất khẩu. Năm 2013 diện tích trồng cây cao su ở các huyện Ba Chiêng

Cha Lơn Súc, Pá Thum Phon, Mương Khống đạt 25,570 ha đã cho thu hoạch. Diện tích trồng lạc đạt 9,963 ha cho sản lượng 18,677 tấn, sắn 11,467 ha...

Từ năm 2009 đến 2013 Chăm Pa Sắc đã trồng được mới 40,345 ha rừng tập trung, 4,016 triệu cây phân tán; chăm sóc khoanh nuôi, bảo vệ 916,145 ha rừng hiện

có. Do đó, đến nay Chăm Pa Sắc đã đạt độ che phủ của rừng lên 59.68%. Chăm Pa Sắc

đã xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến cà phê trên 3 vạn tấn/năm; xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2020. Ngoài ra với diện tích rừng khá lớn, độ che phủ đạt 59,68% (năm 2013) góp phần làm giàu môi trường

sinh thái cho địa phương, quốc gia. Công tác phát triển lâm nghiệp của Chăm Pa Sắc

đã có tác động tích cực đến công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế miền núi, bảo vệmôi trường sinh thái. Sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Chăm Pa Sắc trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo

hướng tích cực.

Như vậy, sự phát triển của kinh tế nông nghiệp của Chăm Pa Sắc đang có vai

trò to lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, kinh tế dịch vụ, cũng như

nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh. Việc phát triển cây công nghiệp theo quy hoạch vùng đã góp phần quan trọng trong khai thác tiềm năng về đất đai, lao động ở

vùng trung du miền núi, tăng thu nhập cho nông dân, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy sự liên kết hợp tác giữa nông nghiệp với công nghiệp, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ. Đồng thời, góp phần thúc đẩy cơ sở

vật chất kỹ thuật được đầu tư phát huy hiệu quả, nhiều tiến bộ kỹ thuật có điều kiện

được du nhập ứng dụng; quan hệ sản xuất trong nông lâm nghiệp tiếp tục được củng cố, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất là cơ sở góp phần quan trọng trong việc tích trữ vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh.

Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp của Chăm Pa Sắc đang đứng trước hàng loạt vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết. Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa thực sự phát triển theo hướng hàng hóa. Nông nghiệp cũng là khu vực mà dân sốđông, tỷ lệ thiếu việc làm lớn, trình độ tay nghề lao động thấp. Đồng thời phân bố trên

địa bàn quá rộng, nhiều vùng xa trung tâm thành phố, huyện lỵ, có những huyện, xã nằm trong vùng biên giới; dân trí thấp với rất nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số; cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo, khoảng cách xa dần giữa nông thôn và thành thị... đang tạo nên những sức ép, bức xúc, những vấn đềmà Đảng bộ

và chính quyền tỉnh cần quan tâm giải quyết trong đó có chính sách nông nghiệp.

2.2 Thc trng ca mt s chính sách kinh tế tác động đến phát trin nông nghip tỉnh Chăm Pa Sắc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH tế PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ở TỈNH CHĂM PA sắc GIAI đoạn từ NAY đến năm 2020 (Trang 41 - 43)