Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa họccông nghệ cho nông nghi ệp và tác động của nó đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Chăm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH tế PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ở TỈNH CHĂM PA sắc GIAI đoạn từ NAY đến năm 2020 (Trang 53 - 57)

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP T ỈNH CHĂM PA SẮC TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.2.3Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa họccông nghệ cho nông nghi ệp và tác động của nó đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Chăm

Pa Sc

Liên quan đến chính sách chuyển giao khoa học công nghệ cho nông nghiệp,

Đảng ta chỉ rõ:

Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; trước hết cần tập trung vào công nghệ sinh học, chương trình

giống cây trồng vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Dành kinh phí đầu tư cho công nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt. Đầu

tư hiện đại hóa viện, trường, nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu 47

và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và thực hiện xã hội hóa để mở

rộng hệ thống khuyến nông đến cơ sở.

Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học - công nghệ

cho nông nghiệp, ngoài các chính sách của Trung ương, trong những năm qua Chăm

Pa Sắc đã ban hành chính sách chung như Quyết định số2350/QĐ-UB ngày 12/9/2009 phê duyệt đề án phát triển khoa học - công nghệ tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2009-2013. Với sự quan tâm thực hiện chính sách chuyển giao khoa học công nghệ vào nông nghiệp như trên, tính từ năm 2009 đến nay, Chăm Pa Sắc đã thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất với 35 đề tài, chủ yếu là các dự án về sản xuất giống cây trồng, vật nuôi theo mùa vụ, theo vùng sinh thái...

Về trồng trọt: Những chính sách đúng đắn và kịp thời trong chuyển giao hỗ trợ

khoa học - công nghệ của Chăm Pa Sắc đã và đang có tác động to lớn đối với phát triển kinh tế nông nghiệp trồng trọt của địa phương. Năm 2009 tỉnh đã đầu tư xây dựng Trại giống lúa Phôn Ngam với tổng số vốn là 5.940 triệu kíp, thực hiện tốt chương trình sản xuất, sử dụng giống lúa lai F1; diện tích sản xuất giống lúa lai ngày càng gia tăng, năm

2009 có 122 ha đến năm 2013 đạt 385 ha, hình thành nhiều vùng sản xuất giống lúa lai

như I Tụ, Phôn Ngam, Cây số 25. Việc đưa giống lúa lai vào gieo trồng đại trà đã góp

phần đưa năng suất 4,2 tạ/ha vào năm 2013; chuyển sang sản xuất lúa mùa sớm tạo ra quỹ đất cho vụđông; hình thành các vùng cây công nghiệp cho chế biến tập trung.

Về chăn nuôi: Từ năm 2009 đến nay, Chăm Pa Sắc đã hỗ trợ cho các dự án cải tạo đàn bò là 5.980,8 triệu kíp; dựán chăn nuôi bò 8.973 triệu kíp; dựán chăn nuôi lợn xuất khẩu 11.756,88 triệu kíp; dựán chăn nuôi gia cầm 2.141 triệu kíp. Nhờ vậy, chăn

nuôi của địa phương có bước phát triển vững chắc về sốlượng và chất lượng, tăng tỷ

trọng của chăn nuôi trong nông nghiệp lên 24%.

Đối với thủy sản: Tỉnh đã xây dựng được 39 công trình thủy lợi phục vụ các dự

án nuôi trồng thủy sản với tổng mức đầu tư 82,12 tỷ kíp. Cho đến năm 2013 mức độ tăng trưởng của ngành thủy sản đạt 8,61%.

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Đến nay đã hình thành mạng lưới hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm ở tất cảcác cơ sở trong tỉnh. Do đó, những tiến bộ mới về khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã được chuyển tải khá kịp thời cho nông dân;

hàng năm đã tiến hành trình diễn từ 20-25 mô hình về phổ biến quy trình kỹ thuật sản xuất...

Từ những phân tích trên cho thấy, chính sách chuyển giao khoa học - công nghệ

vào sản xuất nông nghiệp của Chăm Pa Sắc đã có tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Chăm Pa Sắc. Tuy vậy, việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào miền núi, vùng sâu, vùng xa còn chậm; các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp miền núi còn ít; công tác đào tạo cán bộ kỹ

thuật cho miền núi, cho vùng sâu xa còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, chính sách chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của Chăm Pa Sắc còn tản mạn, chưa có hệ thống, chưa thường xuyên, chưa xác định trọng tâm vào thúc đẩy các lợi thế phát triển nông nghiệp. Công nghệ sản xuất nông nghiệp ở Chăm Pa Sắc vềcơ

bản còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp nhất là

trong lĩnh vực công nghệ sinh học tạo giống mới, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản... Hiện tại phương thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở dạng quảng canh và quảng canh cải tiến. Phương hướng từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và nuôi theo mô hình công nghiệp đã đặt ra những yêu cầu về đào tạo nâng cao trình độ hộ

nuôi trồng thủy sản về kiến thức kinh tế thị trường, đặc biệt là kiến thức về khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản. Đối với đánh bắt thủy sản, nhất là đánh bắt xa bờ cũng đang đứng trước thực trạng: trình độ của ngư dân không đáp ứng với trình độ của

các phương tiện và những hiểu biết về ngư trường và phương pháp đánh bắt mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương hướng mở rộng phạm vi khai thác, trong đó tiếp tục đầu tư đánh bắt xa bờ và dở lộng, dở khơi, đang làm gia tăng nhu cầu đào tạo ngư dân kiến thức về sử dụng các

phương tiện kỹ thuật hiện đại, về ngư trường và về phương thức đánh bắt theo ngư trường và phương tiện mới.

Như vậy, tác động của chính sách chuyển giao khoa học - công nghệ đến phát triển nông nghiệp ở Chăm Pa Sắc đã có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Theo bảng số liệu khảo sát chúng ta thấy được một số hạn chế nhất định về chính sách chuyển giao khoa học công nghệ đến phát triển nông nghiệp: cái hạn chế lớn nhất đối với chuyển giao công nghệ là cán bộ khuyến nông còn thiếu và yếu, dựa vào khảo sát thấy rằng số phiếu khảo sát là 1.000 phiếu, nhận được những ý kiến đáp lại là 836 ý kiến trong đó ý kiến về chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học cộng nghệ 469 chiếm khoảng 56,10% so với những ý kiến về chính sách này và bằng 46,90% so với tổng số được khảo sát; tiếp đó là vấn đề chuyển giao chưa thường xuyên, số phiếu khảo sát phát ra là 1.000 phiếu, nhận được những ý kiến đáp lại là 836 ý kiến trong đó ý kiến về

chuyển giao tiến bộ khoa học cộng nghệ chưa thường xuyên là 352 ý kiến, chiếm khoảng 42,11% so với những ý kiến về chính sách này và bằng 35,20% so với tổng số được khảo sát và tương tự theo thứ tựnhư bảng dưới đây.

Bảng 2.2. Số liệu khảo sát về tồn tại hạn chế của chính sách chuyển giao tiến bộ

khoa học - công nghệ trong nông nghiệp tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay

TT Ý kiến Tổng số được khảo sát Tổng số có ý kiến về CS chuyển giao TBKHC N Số người có ý kiến này Tỷ lệ % So với số có ý kiến về CS này So với tổng số được khảo sát (1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4) (7=5/3)

1 Chuyển giao chưa thường xuyên 1000 836 352 42,11 35,20 2 Nhiều vùng chuyển giao chưa xuống tới

cơ sở, hộ sản xuất nông nghiệp

1000 836 217 25,96 21,70

3 Định hướng, nội dung chuyển giao

chưa thật sát thực với cơ sở

1000 836 241 28,83 24,10

4 Chuyển giao không kịp thời 1000 836 189 22,61 18,90 5 Chuyển giao thiếu trọng điểm, còn tràn

lan

1000 836 177 21,17 17,70

6 Nhiều chuyển giao còn trên diễn đàn,

hội nghị, nặng về lý thuyết

1000 836 165 19,74 16,50

7 Cán bộ khuyến nông còn thiếu và yếu 1000 836 469 56,10 46,90 8 Chính sách hỗ trợđào tạo, tập huấn... còn thấp 1000 836 311 37,20 31,10 9 Phụ cấp cho cán bộ KNV thấp 1000 836 232 27,75 23,20 10 Chính sách với KNV miền núi quá thấp 1000 836 73 8,73 7,30 11 Chính sách chưa đủ mạnh để thu hút KNV tự nguyện 1000 836 67 8,01 6,70

12 Khuyến cáo về giống, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... chưa tốt, thậm

chí có nơi có lúc còn sai

1000 836 246 29,43 24,60

13 Thiếu chính sách thưởng phạt, khuyến khích KNV

1000 836 134 16,03 13,40

(Nguồn: Ban kinh tế Tỉnh ủy Chăm Pa Sắc, 2013)

2.2.4 Chính sách đầu tư huy động vn, h tr vn cho kinh tế nông nghiệp và tác động của nó đến nông nghip tỉnh Chăm Pa Sắc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH tế PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ở TỈNH CHĂM PA sắc GIAI đoạn từ NAY đến năm 2020 (Trang 53 - 57)