CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.1 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Biến F1: có hệ số Beta = 0.741, có quan hệ cùng chiều với biến CL. Khi khách hàng cá nhân đánh giá yếu tố“ năng lực phục vụ và mức độđáp ứng (NL,DU) ” tăng thêm một điểm thì sự lựa chọn ngân hàng để giao dịchcủa họtăng thêm 0.741 điểm ( tương với hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0.741). Điều này hoàn toàn phù hợp trong thực tế. Trong thực tế, khi năng lực phục vụ và khảnăng đáp ứng của ngân hàng cao thì sự lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàngcá nhân càng cao.
Biến F3: có hệ số Beta = 0.481, có quan hệ cùng chiều với biến CL. Khi khách hàng cá nhân đánh giá yếu tố“ phương tiện hữu hình (PT) ” tăng thêm một điểm thì sự lựa chọn ngân hàng để giao dịchcủa họtăng thêm 0.481 điểm ( tương với hệ sốtương quan chưa được chuẩn hóa là 0.481). Điều này hoàn toàn phù hợp trong thực tế.Trong thực tế, khi phương tiện hữu hình của ngân hàng cao thì sự lựa chọn ngân hàng để giao dịchcủa khách hàng cá nhân càng cao.
Biến F4: có hệ số Beta = 0.212, có quan hệ cùng chiều với biến CL. Khi khách hàng cá nhân đánh giá yếu tố“ uy tín (UT) ” tăng thêm một điểm thì sự lựa chọn ngân hàng để giao dịch của họ tăng thêm 0.212 điểm ( tương với hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0.212). Điều này hoàn toàn phù hợp trong thực tế. Trong thực tế, khi uy tín của ngân hàng cao thì sự lựa chọn ngân hàng để giao dịchcủa khách hàng cá nhân càng cao.
Biến F5: có hệ số Beta = - 0.091 có quan hệ ngược chiều với biến CL. Khi khách hàng cá nhân đánh giá yếu tố “ lãi suất (LS) ” tăng thêm một điểm thì sự lựa chọn ngân hàng để giao dịch của họ giảm thêm 0.091điểm ( tương với hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là - 0.091). Điều này không hoàn toàn phù hợp trong thực tế. Trong thực tế, khi lãi suất của ngân hàng cao thì lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng cá nhân càng cao.
54