0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Chất lƣợng kiểm toán và lựa chọn kiểm toán

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TẬP TRUNG SỞ HỮU VÀ SỰ KIỂM SOÁT GIA ĐÌNH ĐẾN LỰA CHỌN CÔNG TY KIỂM TOÁN BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM (Trang 31 -35 )

Báo cáo tài chính đƣợc đƣợc lập bởi ban giám đốc của công ty, tuy nhiên, theo lý thuyết đại điện lập luận rằng sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát dẫn đến một cuộc xung đột lợi ích tiềm tàng giữa nhà quản lý và chủ sở hữu của một công ty. Các nhà quản lý có thể lợi dụng quyền hạn của mình để tham gia vào các hoạt động làm tối đa hóa lợi ích cá nhân mà tại đó có thể không đƣợc các chủ sở hữu giám sát chặt chẽ. Vì vậy để kiểm soát và quan sát các quyết định của nhà quản lý, chủ sở hữu có xu hƣớng trả thêm một số chi phí giám sát khác trong đó có chi

phí liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Do đó, việc cung cấp các báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán là một cơ chế giám sát giúp thu hẹp khoảng cách thông tin giữa các bên chủ sở hữu và nhà quản lý, đảm bảo rằng báo cáo tài chính đƣợc lập không có sai sót trọng yếu (Watts và Zimmerman, 1986). Báo cáo kịp thời có thể đƣợc xem nhƣ là một trong những yếu tố quyết định chính của chất lƣợng báo cáo tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng ra quyết định, giảm vấn đề thông tin bất cân xứng. Do đó, ở góc độ quản trị doanh nghiệp, kiểm toán độc lập cung cấp các liên kết hoặc giám sát cơ chế để giảm thiểu xung đột đại diện, giảm chi phí đại diện.

Lin và Liu (2009) đề cập chất lƣợng kiểm toán gồm hai thành phần: khả năng phát hiện sai sót trọng yếu và sự sẵn sàng để báo cáo các sai sót trọng yếu đó trong cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, tồn tại những khó khăn trong việc quan sát đo lƣờng chất lƣợng kiểm toán dẫn đến việc các nghiên cứu khác nhau sẽ sử dụng các chỉ số khác nhau. Một số thƣớc đo đƣợc sử dụng để đo lƣờng chất lƣợng kiểm toán đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu trƣớc đây có thể kể đến nhƣ là: qui mô công ty kiểm toán nhƣ Palmrose (1988), trình độ, nghiệp vụ chuyên môn của kiểm toán viên nhƣ Schauer (2002), hay phí kiểm toán nhƣ Francis (2004 Một trong những thƣớc đo đƣợc sử dụng rộng rãi là phí kiểm toán. Nhƣ nghiên cứu của Francis (2004), một khoản phí cao hơn có nghĩa là chất lƣợng kiểm toán cao hơn, và nó sẽ xứng đáng với nỗ lực của kiểm toán và cũng nhƣ là sử dụng những kiểm toán viên có chuyên môn cao hơn. Điều quan trọng là không phải tất cả các thị trƣờng đều yêu cầu công bố thông tin về lệ phí kiểm toán trong các báo cáo của công ty, vì vậy việc sử dụng thƣớc đo phí kiểm toán để đo lƣờng chất lƣợng kiểm toán khá khó khăn. Một thƣớc đo đƣợc sử dụng rộng rãi là kích thƣớc, uy tín của công ty kiểm toán, nhƣ đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu nhƣ DeAngelo (1981), Palmrose (1988). Những nghiên cứu này thƣờng lập luận rằng các công ty kiểm toán lớn hơn hoặc có uy tín có thể cung cấp các dịch vụ kiểm toán chất lƣợng cao hơn so với các công ty kiểm toán

nhỏ hơn. Bởi vì công ty kiểm toán lớn hơn có một thị phần lớn hơn, họ có xu hƣớng duy trì các cuộc kiểm toán chất lƣợng cao để bảo vệ danh tiếng của họ và tránh chi phí kiện tụng cao, công ty kiểm toán lớn hơn thƣờng có mức độ độc lập và trình độ chuyên mơn cao hơn và có khả năng tốt hơn để phát hiện báo cáo bất thƣờng và những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính Mansi, Maxwell, và Miller (2004).

Theo Bùi Thị Thủy (2012) đã nghiên cứu các nhân tố hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính tại thị trƣờng trƣờng Việt Nam, nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhóm nhân tố chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính báo gồm: nhóm nhân tố thuộc về kiểm toán viên gồm 8 nhân tố: mức độ chuyên sâu, kinh nghiệm, trình độ, độc lập, ý thức tuân thủ chuẩn mực, thái độ thận trọng, chuyên nghiệp, nhân tố khác , nhóm nhân tố thuộc về công ty kiểm toán gồm 5 nhân tố: giá phí kiểm toán, quy mô công ty, phƣơng pháp kiểm toán, hệ thống kiểm soát chất lƣợng, nhân tố khác, và nhóm nhân tố bên ngoài liên quan đến đặc diểm của từng quốc gia nhƣ môi trƣờng pháp lý, khách hàng, kiểm soát bên ngoài. Nghiên cứu có nhấn mạnh, nhóm nhân tố thuộc về công ty kiểm toán đƣợc coi là quan trọng để quyết định chất lƣợng cuộc kiểm toán, trong đó có nhân tố liên quan đến quy mô, danh tiếng của công ty kiểm toán, các công ty kiểm toán có danh tiếng thƣờng có kiểm toán báo cáo tài chính chất lƣợng hơn. Từ những yếu tố trên, việc lựa chọn công ty kiểm toán cũng góp phần vào việc quyết định chất lƣợng kiểm toán và tùy vào mục đích quản lý của chủ sở hữu công ty, các công ty sẽ đƣa ra quyết định lựa chọn các công ty kiểm toán khác nhau.

Các nghiên cứu trƣớc đây đã nghiên cứu các yếu tố quyết định sự lựa chọn công ty kiểm toán và đề cập đến nhiều yếu tố khác nhau nhƣ đặc điểm công bao gồm quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, và sự phức tạp kinh doanh nhƣ Copley và Douthett (2002); Knechel et al (2008). Các nghiên cứu khác kiểm tra ảnh hƣởng của việc công bố thông tin và lựa chọn kiểm toán (Lee et al., 2003), hay việc lựa chọn công ty kiểm toán và đặc điểm của ban giám đốc (Beasley và Petroni, 2001; Lin và Liu,

2009 ), Đối với cơ cấu sở hữu là một trong những cơ chế quản trị công ty quan trọng, các nghiên cứu trƣớc đây cũng đã kiểm tra xem các hình thức sở hữu kết hợp với lựa chọn công ty kiểm toán tác động với nhau nhƣ thế nào. Ví dụ, nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của quyền sở hữu Nhà nƣớc về lựa chọn công ty kiểm toán đƣợc điều tra bởi Guedhami et al. (2009). Với việc tập trung quyền sở hữu và kiểm soát của gia đình đƣợc xem nhƣ là một hiện tƣợng phổ biến trên toàn thế giới thì đã có những nghiên cứu kiểm tra ảnh hƣởng của vấn đề sở hữu vào sự lựa chọn công ty kiểm toán, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển nhƣ El-Ghoul et al. (2007), và Lin và Liu (2009) và cũng có nghiên cứu về cách kiểm soát gia đình của các công ty có liên quan đến kiểm toán viên lựa chọn đã đƣợc kiểm tra bởi Francis et al. (2009), và Niskanen et al. (2010, 2011b).

Tóm lại, xuất phát từ vấn đề đại diện phát sinh giữa chủ sở hữu và nhà quản lý,

giữa cổ đông kiểm soát và cổ đông thiểu số đã dẫn đến nhu cầu xác nhận thông tin trên báo cáo tài chính của bên thứ ba là kiểm toán độc lập, giúp giảm thiểu vấn đề bất cân xứng thông tin, giảm chi phí đại diện. Tuy nhiên, tồn tại những khó khăn trong việc quan sát đo lƣờng chất lƣợng kiểm toán dẫn đến việc các nghiên cứu khác nhau sẽ sử dụng các chỉ số khác nhau, một thƣớc đo đƣợc sử dụng rộng rãi là kích thƣớc, uy tín của công ty kiểm toán. Để đảm bảo các yêu cầu liên quan đến chất lƣợng kiểm toán thì các công ty kiểm toán lớn đặc biệt là Big Four là ƣu tiên hàng đầu về kiểm toán chất lƣợng cao. Vấn đề lựa chọn công ty kiểm toán để phục vụ cho nhu cầu quản trị của công ty còn bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, trong đó tập trung quyền sở hữu và kiểm soát của gia đình đƣợc đề cập khá nhiều trong xác định ảnh hƣởng đến lựa chọn công ty kiểm toán.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TẬP TRUNG SỞ HỮU VÀ SỰ KIỂM SOÁT GIA ĐÌNH ĐẾN LỰA CHỌN CÔNG TY KIỂM TOÁN BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM (Trang 31 -35 )

×