Hồi quy trên toàn mẫu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự tập trung sở hữu và sự kiểm soát gia đình đến lựa chọn công ty kiểm toán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 64 - 67)

Bảng 4.5 trình bày kết quả hồi quy trên toàn mẫu thể hiện mối quan hệ giữa biến phục thuộc AUD với 2 biến độc lập chính là OWNCONC và FAMCON, các biến BOARD, FSIZE, LEVER, PROFIT, TOBINQ đóng vai trò là các biến kiểm soát, các biến giả theo năm (Year dummy) và biến giả theo ngành (Industry dummy) cũng đƣợc sử dụng trong mô hình.

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy toàn mẫu

Coefficient (z-Statistics) OWNCONC 3.417*** (3.860) FAMCON -0.757*** (-2.760) BOARD 0.0040 (0.010) FSIZE 2.787*** (8.260) LEVER -2.763*** (-3.830) PROFIT -3.648** (-2.270) TOBINQ 1.150*** (3.310) Intercept -34.097*** (-8.270)

Year dummy Included

Industry dummy Included

Number of obs 415

Pseudo R2 0.3078

Wald chi2(18) 131.88***

Ký hiệu ***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10% Nguồn: tác giả tổng hợp dựa vào kết quả hồi quy được thực hiện trên Stata

Đầu tiên, hệ số hồi quy của biến OWNCONC có ý nghĩa thống kê ở mức

1% và mang dấu dƣơng (+) với độ lớn là 3.417. Dấu (+) trong bảng kết quả cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa sở hữu tập trung (OWNCONC) và lựa chọn công ty kiểm toán (AUD), hay nói cách khác, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ƣu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lƣợng kiểm toán tốt hơn. Kết quả này, phù hợp với các mô tả thống kê nhƣng trái ngƣợc với những dự đoán trong giả thuyết H1. Vấn đề này có thể đƣợc giải thích từ bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để đủ sức đứng vững và khẳng định vị thế trên thƣơng trƣờng và thu hút các nhà đầu tƣ. Đối với các công ty cổ phần, một trong những yếu tố giúp thu hút vốn đầu tƣ chính là vấn đề minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính, giúp cho ngƣời sử dụng thông tin là các nhà đầu tƣ giảm thiểu rủi ro trong vấn đề bất cân xứng thông tin, thông tin tài chính đƣợc minh bạch giúp cho nhà đầu tƣ có đƣợc niểm tin vào doanh nghiệp, và một trong những yếu tố giúp nâng cao sự tin tƣởng của nhà đầu tƣ vào thông tin tài chính của công ty chính là báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán bởi các công ty kiểm toán chất lƣợng cao, chính từ những lý do này, các công ty có sở hữu tập trung sẽ chuyển dần sang khuynh hƣớng lựa chọn các công ty kiểm toán có chất lƣợng cao hơn.

Tuy vậy, kết quả về mối quan hệ đồng biến này cũng phù hợp với phát hiện của Fan and Wong (2005) trong nghiên cứu tại các thị trƣờng mới nổi Đông Á (East Asia) và Salim Darmadi (2016) trong nghiên cứu tại Indonesia đều chỉ ra, các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 sẽ đƣợc lựa chọn nhiều hơn bởi các doanh nghiệp có sở hữu tập trung lớn. Kết quả này, hàm ý rằng, các doanh nghiệp có sở hữu tập trung lớn nhận thức đƣợc sự tồn tại của vấn đề đại diện, do vậy, họ có động cơ mạnh hơn trong việc lựa chọn công ty kiểm toán có chất lƣợng cao (Big 4) nhằm thuyết phục các cổ đông thiểu số và các NĐT tiềm năng. Khi sở hữu trở nên

tập trung hơn, các cổ đông có sở hữu lớn này nghiêm túc trong việc tạo ra những cơ chế giám sát bổ sung để tạo niềm tin cho các bên liên quan thông qua quá trình quản trị doanh nghiệp và các báo cáo tài chính đáng tin cậy, từ đó dẫn đến sự tham gia của kiểm toán viên với chất lƣợng cao đến từ các công ty kiểm toán lớn và Big 4 là một lựa chọn hợp lý. Kết quả về mối quan hệ đồng biến giữa sở hữu tập trung (OWNCONC) và lựa chọn công ty kiểm toán (AUD) trong bảng 4.5 cũng ngƣợc lại so với các nghiên cứu của Lin and Liu (2009) đã chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa sở hữu cuối cùng (ultimate ownership) và sử dụng kiểm toán viên. Điều này cho thấy chất lƣợng kiểm toán đƣợc xem nhƣ là một chức năng của quản trị doanh nghiệp trong một môi trƣờng đặc trƣng bởi sở hữu tập trung cao và việc bảo vệ NĐT còn yếu. Tuy nhiên, bởi vì có nhiều loại nhà đầu tƣ trong một công ty cổ phần nhƣ: sở hữu nhà nƣớc, các quỹ đầu tƣ, định chế đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc, NĐT cá nhân… Trong phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ tiếp hành phân tích các phép hồi quy tƣơng tác để tiếp tục phân tích sâu hơn vấn đề này.

Tiếp theo, hệ số hồi quy của biến FAMCON có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

và mang dấu âm (-) với độ lớn là (-0.757). Dấu (-) trong bảng kết quả cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa kiểm soát gia đình (FAMCON) và lựa chọn công ty kiểm toán (AUD), hay nói cách khác, các công ty gia đình không ƣu thích việc lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lƣợng kiểm toán cao hơn mà họ đã ƣu tiên lựa chọn các công ty kiểm toán ngoài nhóm Big 4. Kết quả này phù hợp với kết quả mô tả thống kê cũng nhƣ phù hợp với những dự đoán trong giả thuyết H2. Mối quan hệ nghịch biến này cũng trùng khớp với các nghiên cứu của Francis et al (2009), Niskanen et al (2010, 2011b). Các công ty gia đình kiểm soát ít khi gặp phải các vấn đề bất cân xứng thông tin (information asymmetry) do quyền sở hữu và quyền kiểm soát ít có sự tách biệt, dẫn đến các công ty này ít có nhu cầu thuê các công ty kiểm toán có chất lƣợng cao (Francis et al., 2009). Niskanen et al. (2011b) cũng chỉ ra, các công ty gia đình cũng không muốn áp đặt các kiểm soát

chặt chẽ từ bên ngoài (nhƣ là việc lựa chọn công ty kiểm toán Big 4) để cho phép họ theo đuổi các lợi ích cá nhân và tiếp tục duy trì tình trạng này.

Cuối cùng, hệ số hồi quy của các biến kiếm soát, hệ số hồi quy của biến

quy mô doanh nghiệp (FSIZE) và Hiệu suất hoạt động (TOBINQ) thể hiện mối quan hệ đồng biến với việc lựa chọn công ty kiểm toán. Các doanh nghiệp có quy mô lớn và có tiềm năng tăng trƣởng cao thƣờng ƣu tiên lựa chọn các công ty kiểm toán có chất lƣợng cao. Ngƣợc lại, hệ số hồi quy của biến đòn bẩy tài chính (LEVER) và biến tỷ suất lợi nhuận (PROFIT) là cho kết quả về mối quan hệ nghịch biến. Đồng thời, việc kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và CEO (BOARD) không liên quan đến việc lựa chọn kiểm toán viên.

Tóm lại, kết quả trong bảng 4.5 chỉ ra sở hữu tập trung và nhu cầu thuê các

công ty kiểm toán chất lƣợng cao có một mối tƣơng quan dƣơng nhƣng, khi một doanh nghiệp có sự kiểm soát gia đình thì mối tƣơng quan này là âm. Kết quả hàm ý rằng, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ƣu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lƣợng kiểm toán tốt hơn trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hƣớng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lƣợng thấp hơn. Trong phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ tiếp hành phân tích các phép hồi quy tƣơng tác để tiếp tục phân tích sâu hơn vấn đề này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự tập trung sở hữu và sự kiểm soát gia đình đến lựa chọn công ty kiểm toán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 64 - 67)