TTCK Việt Nam đã hình thành và phát triển đƣợc hơn 15 năm, cùng với lịch sử 15 năm, là sự ra đời của các doanh nghiệp, sự gia tăng của hoạt động IPO, cổ phần hóa, niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, là sự phát triển của TTCK, sự gia tăng trong tỷ lệ vốn hóa thị trƣờng chứng khoán/GDP… sự đóng góp của TTCK vào kênh huy động vốn của các doanh nghiệp tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với lịch sử 15 năm, là sự mở cửa của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu và sự hội nhập của thị trƣờng tài chính Việt Nam với thị trƣờng tài chính thế giới. TTCK Việt Nam cũng đã và đang chứng kiến sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Họ có thể là các NĐT cá nhân, cũng có thể là các định chế tài chính, các quỹ đầu tƣ… Các nhà đầu tƣ này cũng đang ngày một yêu cầu khắc khe hơn ở TTCK Việt Nam ở tính thanh khoản và sự minh bạch trong hoạt động quản trị… Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, chƣa thực sự đề cao vai trò của quản trị doanh nghiệp, trong bối cảnh luật pháp vẫn chƣa có những quy định mang tính ràng buộc. Một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị doanh nghiệp chính là kiểm toán. Các kiểm toán viên có vai trò đảm bảo độ tin cậy và tính công bằng của các báo cáo tài chính đƣợc lập bởi các nhà quản lý công ty. Các công ty kiểm toán lớn trên thế giới (Big Four, Big Six…) sẽ đảm bảo tính minh bạch và loại bỏ các sai sót nhầm lẫn trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp vì họ có uy tín và trách nhiệm hơn. Vai trò của kiểm toán có thể đƣợc nhận thấy rõ và kéo theo đó, yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc lựa chọn công ty kiểm toán của một doanh nghiệp nên đáng đƣợc quan tâm. Một công ty cổ phần có thể đƣợc sở hữu bởi: Chính phủ (sở hữu nhà nƣớc), các công ty chứng khoán, các ngân hàng đầu tƣ, quỹ đầu tƣ, định chế đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc, NĐT cá nhân… tƣơng ứng với những tỷ lệ sở hữu thì mức độ kiểm soát cũng khác nhau, và chính sự khác nhau trong sở hữu này có thể sẽ quyết định việc lựa chọn công ty kiểm toán.
Đề tài này đi vào nghiên cứu thực nghiệm việc sở hữu tập trung, sự kiểm soát của gia đình quyết định sự lựa chọn công ty kiểm toán nhƣ thế nào.
Trải qua một quá trình chọn lọc nghiêm ngặt, đề tài đã xây dựng một mẫu nghiên cứu bao gồm 83 doanh nghiệp niêm yết trên Sở GDCK TP Hồ Chí Minh (HSX). Sau đó, tập trung vào vấn đề sở hữu tập trung, sự kiểm soát của gia đình quyết định sự lựa chọn công ty kiểm toán nhƣ thế nào? Bằng phƣơng pháp hồi quy Logistic trên một tập hợp các biến nhị phân. Đề tài đã có đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
Thứ nhất, sở hữu tập trung và nhu cầu thuê các công ty kiểm toán chất lƣợng cao có một mối tƣơng quan dƣơng nhƣng khi một doanh nghiệp có sự kiểm soát gia đình thì mối tƣơng quan này là âm. Kết quả hàm ý rằng, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ƣu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lƣợng kiểm toán tốt hơn với mục đích có thể là nhằm thuyết phục các cổ đông thiểu số và các NĐT tiềm năng. Khi sở hữu trở nên tập trung hơn, các cổ đông có sở hữu lớn này nghiêm túc trong việc tạo ra những cơ chế giám sát bổ sung để tạo niềm tin cho các bên liên quan thông qua quá trình quản trị doanh nghiệp và các báo cáo tài chính đáng tin cậy. Tong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hƣớng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lƣợng thấp hơn nhằm cho phép họ theo đuổi các lợi ích cá nhân và tiếp tục duy trì tình trạng này.
Thứ hai, khi đƣa vào mô hình hồi quy các biến tƣơng tác nhằm phân tích mối quan hệ tƣơng tác giữa sở hữu tập trung với 2 loại hình sở hữu phổ biến đó là sở hữu gia đình và sở hữu nƣớc ngoài. Kết quả này một lần nữa cho thấy, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ƣu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lƣợng kiểm toán tốt hơn trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hƣớng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lƣợng thấp hơn. Các công ty có sở hữu nƣớc ngoài cũng có khuynh hƣớng lựa chọn công ty kiểm toán là Big 4. Tuy
vậy, nghiên cứu này không tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy về việc lựa chọn công ty kiểm toán của các công ty vừa có sở hữu tập trung vừa chịu sự kiểm soát của gia đình. Đồng thời, do những đặc thù của TTCK Việt Nam với những giới hạn về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, do đó, kết quả tƣơng tác giữa sở hữu tập trung và sở hữu nƣớc ngoài vẫn còn mâu thuẫn.
Thứ ba, sau khi điều chỉnh cách xác định biến sở hữu gia đình, kết quả một
lần nữa ủng hộ kết luận, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ƣu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lƣợng kiểm toán tốt hơn trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hƣớng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lƣợng thấp hơn.
Tổng kết lại, trong nghiên cứu trƣờng hợp của Việt Nam, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ƣu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hƣớng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lƣợng thấp.