Trong phần này, nghiên cứu sẽ trình bày cách đo lƣờng các biến trong mô hình dựa trên kết quả của các nghiên cứu trƣớc đây.
(a)Biến phụ thuộc.
Lựa chọn công ty kiểm toán (AUD)
Để đánh giá công ty kiểm toán có chất lƣợng cao thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và tùy vào cách đo lƣờng của từng vấn đề nghiên cứu, các nghiên cứu gần đây thƣờng sử dụng các công ty kiểm toán Big 4 để xác định nhƣ là công ty
kiểm toán có chất lƣợng cao (nhƣ nghiên cứu Guedhami et al. (2009), Salim Darmadi (2014), Xianjie He et al. (2014)). Thật vậy, top 4 công ty kiểm toán Big 4 (Price Waterhouse Coopers, Deloitte, Ernst & Young, và KPMG) đƣợc đánh giá là bốn hãng kiểm toán hàng đầu thế giới, tại Việt Nam, theo số liệu của VACPA tính đến năm 2015, thì Big 4 đang có doanh thu dẫn đầu thị trƣờng kiểm toán độc lập Việt Nam.
Biến phụ thuộc (AUD) lựa chọn công ty kiểm toán là biến nhị phân, tức bằng 1 nếu công ty đƣợc kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4 và bằng 0 nếu không phải kiểm toán bởi Big 4.
(b)Các biến độc lập.
Biến Tập trung quyền sở hữu (OWNCONC)
Biến này đƣợc đo lƣờng bởi tỷ lệ cổ phần phổ thông, đơn vị tính là %, đƣợc sở hữu bởi cổ đông lớn nhất, tức biến này sẽ đƣợc xác định bằng tỷ lệ phần tram cổ phần mà cổ đông lớn nhất công ty hiện đang sở hữu vào cuối năm thứ t.
Cách đo lƣờng này tƣơng tự nhƣ trong nghiên cứu của Lin và Liu (2009), Xianjie He et al. (2014) cũng sử dụng cách đo lƣờng này khi xác định vấn đề sở hữu tập trung tác động đến việc lựa chọn công ty kiểm toán. Theo Lin và Liu (2009) cho rằng việc áp dụng đo lƣờng tập trung sở hữu cổ phần phản ánh mức độ chi phối, ảnh hƣởng trong việc ra quyết định lựa chọn công ty kiểm toán. Vấn đề này cũng phù hợp tại Việt Nam khi mà việc lựa chọn công ty kiểm toán phải đƣợc hội đồng cổ đông thông qua, và họ là những ngƣời ra quyết định nên chọn công ty kiểm toán nào, cổ đông càng có mức độ sở hữu lớn càng có ảnh hƣởng trong vấn đề ra quyết định.
lệ phần trăm của cổ đông đang nắm giữ tỷ lệ cổ phần phổ thông lớn nhất đƣợc lấy trực tiếp từ mục cơ cấu cổ đông, hoặc quan hệ cổ đông, hoặc báo cáo của Hội đồng quản trị đƣợc công bố trong báo cáo thƣờng niên hàng năm của công ty.
Biến Sự kiểm soát của gia đình (FAMCON)
FAMCON là một biến nhị phân, bằng 1 nếu công ty đƣợc gia đình kiểm soát và 0 nếu ngƣợc lại.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về công ty gia đình kiểm soát. Nhƣ Morck và Yeung (2004) cho rằng các công ty gia đình kiểm soát có hai tiêu chí, đó là: cổ đông lớn nhất của một công ty là một gia đình cụ thể; và thứ hai, tỷ lệ sở hữu của gia đình đó là lớn hơn 10 hoặc 20% cổ phần có quyền biểu quyết. Chrisman et al. (2004) thì cho rẳng đó là việc sở hữu cổ phần mà sự tham gia của các thành viên trong gia đình trong đội ngũ quản lý hoặc hội đồng quản trị, và xảy ra việc chuyển tiếp quyền quản lý hoặc chuyển quyền sở hữu trong gia đình. Hay nhƣ Khan (2005) cũng đƣa ra định nghĩa về công ty gia đình tức công ty trong đó có 20% cổ phần (trực tiếp hoặc gián tiếp) đƣợc sở hữu bởi một nhóm cổ đông thuộc một gia đình, và có ít nhất một thành viên của gia đình kiểm soát nắm giữ một vị trí quản lý nhƣ thành viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc chủ tịch. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thông tin về gia đình kiểm soát chƣa đƣợc công bố một cách rõ rang trên báo cáo thƣờng niên. Vì vậy, để có thể đo lƣờng đƣợc sự kiểm soát gia đình tại công ty niêm yết ở Việt Nam, bài nghiên cứu cũng xác định định nghĩa nhƣ thế nào là công ty bị gia đình kiểm soát theo Salim Darmadi (2014) là một công ty đƣợc sở hữu bởi một tổ chức, một cá nhân, hoặc nhóm cá nhân có liên quan nhau (vợ chồng, anh, chị em, con..) hoặc một công ty chƣa niêm yết khác, mà tổng tỷ lệ sở hữu từ 20% trở lên. Với mức 20% này, từ nghiên cứu trƣớc đó của Salim Darmadi (2014) đã xác định các cổ đông kiểm soát là cổ đông lớn nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu phổ thông của công ty, cho phép kiểm soát hiệu quả của công ty. Và mức 20% này cũng đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu của Claessens et al. (2000) và Setia-Atmaja et al. (2009).
Thông này đƣợc lấy trực tiếp từ mục cơ cấu cổ đông, hoặc quan hệ cổ đông, hoặc báo cáo của Hội đồng quản trị đƣợc công bố trong báo cáo thƣờng niên hàng năm của công ty.
Biến Nước ngoài kiểm soát (FORCON)
Biến độc lập FORCON đƣợc sử dụng trong nghiên cứu với mục đích làm biến tƣơng tác sử dụng trong hồi quy với các biến tƣơng tác nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa biên sở hữu tập trung với hai loại hình sở hữu chính là sở hữu gia đình và sở hữu nƣớc ngoài.
Cũng tƣơng tự nhƣ biến FAMCON, FORCON đƣợc xác định là biến nhị phân, bằng 1 nếu công ty bị nƣớc ngoài kiểm soát, bằng 0 nếu ngƣợc lại, theo Gaetano Matonti et al. (2016), Salim Darmadi (2014). Mức 20% tỷ lệ sở hữu cũng đƣợc sử dụng để xác định công ty có bị kiểm soát bởi cổ đông nƣớc ngoài hay không.
Thông tin thu thập cho biến này cũng đƣợc lấy từ mục cơ cấu cổ đông, hoặc quan hệ cổ đông đƣợc công bố trong báo cáo thƣờng niên hàng năm của các doanh nghiệp.
(c)Các biến kiểm soát.
Sau khi ƣớc lƣợng, đo lƣờng các biến chính cho mô hình, trong nghiên cứu này sẽ đƣa thêm vào bài một số biến kiểm soát để tăng tính thuyết phục cho mô hình nghiên cứu. Kế thừa từ những nghiên cứu trƣớc đây, nghiên cứu đƣa vào tổng cộng 5 biến kiểm soát bao gồm: Giám đốc kiêm nhiệm (BOARD), Đòn bẩy tài chính (LEVER), Quy mô công ty (FSIZE), Lợi nhuận (PROFIT), Hiệu suất hoạt động (TOBINQ).
Biến Giám đốc kiêm nhiệm (BOARD)
Trong công ty cổ phần thƣờng tồn tại Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Hội đồng quản trị đóng vai trò nhƣ những đại diện của các cổ đông và thực hiện giám sát và vai trò tƣ vấn về quản lý, trong khi Ban giám đốc thực hiện việc quản lý hàng ngày của công ty. Biến BOARD đƣợc xác định nhƣ là biến nhị phân, bằng 1 nếu Chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời kiêm nhiêm vai trò tổng giám đốc trong công ty, tƣợng tự nhƣ Lin và Liu (2009). Thông tin về chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm tổng giám độc cũng đƣợc công bố trong báo cáo thƣờng niên đƣợc công bố hàng năm của công ty.
Biến Quy mô doanh nghiệp (FSIZE).
Để đo lƣờng quy mô của doanh nghiệp, nghiên cứu này sử dụng lấy logarit của giá trị sổ sách của tổng tài sản, Theo Gaetano Matonti et al. (2016), Lin và Liu (2009), Knechel et al. (2008).
Giá trị sổ sách của tổng tài sản đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của công ty.
Biến Đòn bẩy tài chính (LEVER)
Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng nợ để tạo lợi nhuận trên tài sản. Nhƣ Guedhami et al. (2009) cho thấy rằng doanh nghiệp của các công ty có sử dụng đòn bẩy có nhiều khả năng để lựa chọn kiểm toán viên chất lƣợng thấp vì lập luận liên quan đến chi phí đại diện có xu hƣớng cao hơn trong các công ty đòn bẩy cao nên họ sẽ ít có khả năng để thuê kiểm toán chất lƣợng cao nhằm tăng cƣờng khả năng quản lý thu nhập. Vì vậy, một công ty với thông tin xấu (ví dụ, đòn bẩy tài chính cao hơn) sẽ không có lợi ích trong việc thuê kiểm toán viên chất lƣợng cao.
Biến này đƣợc đo lƣờng bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản, cách đo lƣờng này tƣơng tự nhƣ trong nghiên cứu Knechel et al. (2008), Lin và Liu (2009), Xianjie He et al. (2014)
Cả hai chỉ tiêu tổng nợ và tổng tài sản đều đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán.
Biến Lợi nhuận (PROFIT)
Để đo lƣờng thành quả hoạt động của công ty, trong mô hình hồi quy sử dụng biến lợi nhuận (PROFIT) đƣợc sử dụng nhƣ là một thƣớc đo để đo lƣờng kết quả thực hiện trên kế toán. Theo Lin và Liu (2009) các doanh nghiệp với hiệu suất hoạt động của công ty cao có xu hƣớng thể hiện bằng việc thuê kiểm toán viên chất lƣợng cao.
Dữ liệu của biến này đƣợc thu thập từ lợi nhuận sau thuế và lãi vay trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chỉ tiêu tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của doanh nghiệp.
Biến Tobin Q (TOBIN Q)
Trong khi biến PROFIT đo lƣờng thành quả hoạt động dựa vào lợi nhuận kế toán thì biến này đƣợc sử dụng nhƣ là biến để đo lƣờng thành quả hoạt động của doanh nghiệp theo thị trƣờng. Tobin Q đƣợc định nghĩa là tỷ lệ giá trị thị trƣờng của công ty với giá trị sổ sách, giá trị thị trƣờng của công ty khi tính sẽ là tổng của giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu và giá trị thị trƣờng của nợ phải trả. Tuy nhiên tại Việt Nam rất khó xác định đƣợc giá trị thị trƣờng của nợ phải trả nên luận văn sử dụng cách tính trong đó giá trị thị trƣờng đƣợc tính bằng giá trị sổ sách của nợ cộng với giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu, dựa trên Salim Darmadi (2014), TOBIN Q sử dụng trong các mô hình hồi quy ở dạng log.
Trong đó, giá trị sổ sách của nợ và tài sản đƣợc lấy từ bảng cản đối kế toán, riêng giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu sẽ bằng Giá cổ phiếu tại ngày 31 tháng 12 nhân với số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành tại thời điểm cuối năm tài chính.
Dƣới đây là trình bày tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu.
Bảng 3.1. Trình bày tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu.
Biến Tên viết tắt Đo lƣờng Dấu kì
vọng Giải thích Lựa chọn công ty kiểm toán AUD Nhị phân, bằng 1 nếu công ty đƣợc kiểm toán bởi một trong những Big 4 và 0 nếu ngƣợc lại Cấu trúc sở hữu Sở hữu tập trung OWNCONC Tỷ lệ cổ phần phổ thông đƣợc nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất. _
Tập trung quyền sở hữu ngƣợc chiều với khả năng để thuê các công ty kiểm toán Big 4.
Sự kiểm soát của gia đình
FAMCON
Nhị phân, bằng 1 nếu công ty bị gia đình kiểm soát và 0 nếu ngƣợc lại
_
Sự kiểm soát của gia đình ngƣợc chiều với khả năng để thuê các công ty kiểm toán Big4.
Sở hữu nƣớc ngoài FORCON Biến Nhị phân, bằng 1 nếu công ty có vốn nƣớc ngoài kiểm soát và 0 nếu ngƣợc lại. + Sở hữu nƣớc ngoài cùng chiều với khả năng để thuê các công ty kiểm toán Big 4.
Biến kiểm soát
Giám đốc kiêm nhiệm BOARD Bằng 1 nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm tổng giám đốc, bằng 0 nếu ngƣợc lại. _
Giám đốc kiêm nhiệm thì khả năng để thuê các công ty kiểm toán Big 4 thấp.
Quy mô công ty
FSIZE
Lấy Log giá trị sổ sách của tài sản
+
Doanh nghiệp càng lớn thì khả năng để thuê các công ty kiểm toán Big 4 càng cao.
Đòn bẩy
LEVER
Giá trị sổ sách của nợ phải trả chia cho giá trị sổ sách của tài sản
_
Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì khả năng để thuê các công ty kiểm toán Big 4 càng thấp.
Lợi nhuận
PROFIT Thu nhập ròng chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản. + Doanh nghiệp có thành quả hoạt động tốt thì khả năng để thuê các công ty kiểm toán Big 4 càng cao. Tobin’s Q TOBINQ Giá trị thị trƣờng (giá trị sổ sách của + Doanh nghiệp có thành quả hoạt động tốt thì
nợ cộng với giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu) chia cho giá trị sổ sách của tài sản.
khả năng để thuê các công ty kiểm toán Big 4 càng cao
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp