Những khó khăn vướng mắc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO HIỂM ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN GẦN BỜ CỦA NGƯ DÂN TẠI XÃ DIỄN NGỌC HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 98 - 101)

6. Thông tư 71/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện

4.5.2Những khó khăn vướng mắc

Quyết định 289/QĐ-TTg và Quyết định 965/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ đã có những tác động tích cực trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hai Quyết định này cũng bộc lộ nhiều những vướng mắc, bất cập cần được giải quyết.

Qua điều tra thu thập ý kiến của ngư dân được biết, việc hỗ trợ đã có sự tham gia, phối hợp giữa nhiều cơ quan, ban, ngành nhưng việc thực hiện vẫn còn rất khó. Trước hết là do số lượng tàu cá có tuổi thọ lâu năm tương đối nhiều nên mức đóng bảo hiểm có cao hơn, trong điều kiện thu nhập của ngư dân còn khó khăn thì đây cũng là một trở ngại. Thời gian chờ được bồi thường dài, công tác đăng ký, đăng kiểm tàu chưa hoàn toàn triệt để. Nguyên nhân là do quá trình triển khai Chính sách còn chậm, tỉnh đã phổ biến xuống

các sở, ngành, huyện và cũng giao đầu mối triển khai. Tuy nhiên, các cấp chính quyền cơ sở lúng túng ngay từ khâu phổ biến, tuyên truyền cho tới khâu thủ tục xác nhận hỗ trợ. Điều này vẫn là do công tác quản lý chưa tốt lắm, dẫn đến việc người dân chưa quan tâm đến các thủ tục tối thiểu như đăng ký tàu cá, đăng kiểm tàu cá; hoặc các vấn đề như mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên, bảo hiểm thân tàu. Một lý do nữa là cơ chế Chính sách cũng có một số quy định về mặt thủ tục, chẳng hạn về thủ tục hành chính. Hiện nay xã mới chỉ đang dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch thực hiện và thống kê các loại tàu thuyền hiện có, đóng mới và mua mới. Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch cũng gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn theo quy định của Sở Thủy sản mới đây thì các đối tượng được hưởng hỗ trợ phải đảm bảo nhiều tiêu chuẩn vào loại “gắt gao”. Có thể khi xây dựng Nhà nuớc đặt vấn đề để bảo đảm cho người lao động, cho ngư dân, nhưng khi triển khai thực tế thì những dự liệu đó lại không xảy ra.

Bảng 4.15 Đánh giá của hộ về tác động của Chính sách

Khó khăn Nguyên nhân Hướng giải quyết

bảo hiểm cao. năm, chất lượng vỏ tàu đã quá cũ nên mức đóng bảo hiểm cao hơn.

hiểu rõ tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm đánh bắt để người dân tích cực tham gia.

2.Thời gian chờ bồi thường dài.

Do thủ tục xác nhận hưởng hỗ trợ rườm rà và kinh phí hỗ trợ chưa kịp đáp ứng đủ.

Cần đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ. Chủ động bố trí Ngân sách địa phương, xây dựng phương án hỗ trợ tạm ứng cho ngư dân sớm nhất. 3. Công tác đăng

ký, đăng kiểm tàu chưa hoàn toàn triệt để.

Do quá trình triển khai thực hiện Chính sách còn chậm, công tác quản lý tàu cá chưa tốt lắm.

Cán bộ địa phương cần quản lý chặt chẽ hơn, chú trọng hơn đến quản lý số tàu cá, nắm được số tàu đăng ký, đăng kiểm hàng năm.

4. Nguy cơ nguồn lợi thuỷ sản gần bờ ngày càng cạn kiệt.

Do Chính sách quy định Nhà nước không tiếp tục hỗ trợ dầu cho ngư dân nên số tàu cá chuyển từ đánh bắt xa bờ sang gần bờ để giảm chi phí nhiên liệu ngày càng nhiều.

Thực hiện các chương trình hỗ trợ về vốn, đầu tư trang thiết bị nhằm vươn khơi xa hoặc mở lớp huấn luyện kỹ thuật, nghề nghiệp, hỗ trợ vốn để ngư dân chuyển đổi hợp lý sang ngành nghề khác.

(Nguồn: Tổng hợp ý kiến của các hộ điều tra)

Một khó khăn nữa đó là nguy cơ nguồn lợi thủy sản gần bờ đang dần cạn kiệt, đi ngược với mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản vì làm tăng số tàu đánh bắt gần bờ mà chưa thúc đẩy phát triển tàu đánh bắt xa bờ. Hiện nay, tỉnh chưa có mô hình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề khai thác hợp lý, cộng với việc Nhà nước không tiếp tục hỗ trợ dầu nên một số ngư dân đánh bắt xa bờ tự chuyển sang khai thác ven bờ để giảm chi phí nhiên liệu dẫn đến tình trạng phát triển ngành nghề một cách tràn lan tự phát, theo nhu cầu cơm áo của ngư dân đe dọa nguồn lợi thủy sản, làm sai lệch định hướng phát triển nghề cá bền vững.

Một vấn đề đang tồn tại lâu nay theo phản ánh của các địa phương là đối với những phương tiện khai thác thủy sản có công suất máy dưới 20CV, lâu nay việc đăng ký, đăng kiểm, quản lý được giao cho địa phương nhưng

thực tế hầu hết số phương tiện này đều không có giấy tờ hợp lệ, nguồn gốc chưa rõ ràng nên khó hoàn chỉnh các hồ sơ đăng ký, đăng kiểm. Chưa kể đến các phương tiện khai thác gần bờ của ngư dân bãi ngang hiện khó đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn được sử dụng nghề biển một cách tùy tiện.

Từ thực trạng và bất cập nêu trên, cấp Ủy, Chính quyền và ngành chức năng cần sớm đề ra các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập nêu trên để khai thác có hiệu quả cao và bền vững hơn tiềm năng kinh tế biển - một thế mạnh của địa phương.

4.6 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho hoạt động đánh bắt hải sản gần bờ của ngư dân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO HIỂM ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN GẦN BỜ CỦA NGƯ DÂN TẠI XÃ DIỄN NGỌC HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 98 - 101)