Chính sách hỗ trợ bảo hiểm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO HIỂM ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN GẦN BỜ CỦA NGƯ DÂN TẠI XÃ DIỄN NGỌC HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 92 - 93)

6. Thông tư 71/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện

4.4.1 Chính sách hỗ trợ bảo hiểm

Nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động, tác động của Chính sách trong thực tiễn áp dụng của nó là bản thân Chính sách hỗ trợ bảo hiểm. Cụ thể đó là các yếu tố như:

* Thời điểm ban hành Chính sách:

Hộp số 4: Thời điểm ban hành Chính sách

“Thực hiện Quyết định 289/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành đầu năm 2008, năm diễn biến thời tiết phức tạp cộng với giá dầu đột ngột tăng đã thực sự có ý nghĩa cần thiết kịp thời giúp bà con ngư dân giải quyết được những khó khăn. Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận được sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước, điều này đã tạo được lòng tin, phấn khởi giúp bà con ngư dân trong xã tiếp tục vươn khơi bám biển duy trì cuộc sống”.

(Trần Mạnh Hùng- Trưởng Ban quản lý tàu cá xã, 14/4/2011)

Hỗ trợ ngư dân bám biển không chỉ giải quyết cuộc sống cho đại đa số hộ ngư dân hoạt động đánh bắt mà còn đáp ứng những nhu cầu cấp thiết về trữ lượng hải sản phục vụ trong nước và xuất khẩu của Quốc gia. Tuy nhiên, nếu Chính sách đưa ra quá sớm, khi những nhu cầu ngư dân chưa thực sự cấp thiết thì hỗ trợ cho lĩnh vực thủy sản sẽ làm tổn thất một lượng khá lớn ngân sách Nhà nước trong khi rất nhiều lĩnh vực khác cần được hỗ trợ dẫn đến việc đầu tư ngân sách không hiệu quả. Nếu Chính sách đưa ra quá muộn sẽ không giải quyết được những khó khăn cho ngư dân. Mặt khác việc đưa ra Chính sách hỗ trợ phải xem xét việc hỗ trợ cần được thực hiện trong thời gian bao lâu thì cần thiết và đạt hiệu quả nhất. Vì vậy, Quyết định 289/QĐ-TTg ban hành ngày 18/3/2008 và Quyết định 965/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 vể một số

Chính sách hỗ trợ cho ngư dân từ năm 2008 – 2010 đã thực sự có ý nghĩa lớn đối với ngư dân trong thời điểm thời tiết không thuận lợi, thiếu vốn và lao động đặc biệt là giá nhiên liệu tăng cao.

* Mức hỗ trợ bảo hiểm:

Vì mỗi tàu thuyền đánh cá đều có chất lượng vỏ tàu mới hay cũ khác nhau, công suất máy khác nhau nên số tiền ngư dân tham gia mua bảo hiểm cũng như mức hỗ trợ của nhà nước đối với mỗi trường hợp đều khác nhau. Do đó, trong thời điểm khó khăn về kinh tế Nhà nước cần đưa ra mức hỗ trợ thế nào cho hợp lý và đảm bảo bù đắp được những thiệt hại cho ngư dân. Theo quy định, Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí bảo hiểm thân tàu và 100% kinh phí bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên. Chẳng hạn trong năm 2008, tàu anh Vũ Văn Thông ở xóm Trung Thành với công suất 48CV, số đăng ký tàu 2582 được hỗ trợ bảo hiểm thân tàu là 555.000 đồng. Tàu chú Đậu Đức Bình ở xóm Ngọc Minh với công suất 72CV, số đăng ký tàu 2066 được hỗ trợ bảo hiểm thân tàu là 4.140000 đồng. (Theo báo cáo kết quả hồ sơ thẩm định của

UBND xã Diễn Ngọc).

* Đối tượng, điều kiện được hưởng hỗ trợ của Chính sách:

Việc chỉ rõ đối tượng được hưởng hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm được quy định trong Chính sách nhằm tránh gây lãng phí ngân sách mà lại không giải quyết được các nhu cầu bức thiết của nhưng ngư dân mong muốn cần sự hỗ trợ. Thêm vào đó, giới hạn phạm vi, đối tượng được nhận sẽ không bỏ sót những đối tượng cần và đáng được hưởng hỗ trợ hơn. Thông tư 71/2008/TT-

BTC của Bộ Tài chính ban hành đã hướng dẫn nhu cầu thực tế, khi có đầy đủ

thủ tục, hồ sơ được xét duyệt địa phương cần cấp phát trực tiếp tiền cho ngư dân, bảo đảm đúng đối tượng được nhận hỗ trợ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO HIỂM ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN GẦN BỜ CỦA NGƯ DÂN TẠI XÃ DIỄN NGỌC HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w