6. Thông tư 71/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện
4.3.2 Tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến lực lượng lao động
Có thể nói từ khi có Chính sách hỗ trợ đánh bắt thuỷ sản của Chính phủ ban hành đã có tác động lớn đến lực lượng lao động trong các lĩnh vực về nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và lao động trong các ngành nghề khác.
Bảng 4.6: Biến động số LĐ tham gia ĐBTS trước và sau khi có Chính sách
Chỉ tiêu Trước khi có CS (Người) Sau khi có CS (Người) Chênh lệch Số tuyệt đối (+/-) (Người) Số tương đối (%) Nhóm hộ I Tổng số lao động 124 193 69 155,64 LĐ đánh bắt thuỷ sản 98 174 76 177,55 LĐ nông nghiệp 16 13 -3 81,25 LĐ ngành nghề khác 10 6 -4 60,00 Nhóm hộ II Tổng số lao động 121 176 55 145,45 LĐ đánh bắt thuỷ sản 95 154 59 162,11 LĐ nông nghiệp 15 13 -2 86,67 LĐ ngành nghề khác 11 9 -2 81,82 Nhóm hộ III Tổng số lao động 71 89 18 125,35 LĐ đánh bắt thuỷ sản 54 68 14 125,93 LĐ nông nghiệp 8 7 -1 87,50 LĐ ngành nghề khác 9 14 5 155,56
Qua bảng 4.6 ta thấy, ở cả 3 nhóm hộ được điều tra thì số lao động tham gia vào lĩnh vực đánh bắt thủy sản là chủ yếu. Bên cạnh đó số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và trong các ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ, xây dựng..., chiếm tỷ lệ rất ít và còn có xu hướng giảm đi rõ rệt qua các năm. Nguyên nhân là do đa số ngư dân là lao động đánh bắt thường hạn chế về năng lực, trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn thấp nên họ không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp sang kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Các công việc họ có thể làm là lao động thuê, lao động xây dựng, làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ, những công việc này không đòi hỏi phải có trình độ hay kỹ năng hành nghề nhưng thu nhập từ các lĩnh vực này thường không cao do đó phần lớn họ tập trung nguồn lực tham gia đánh bắt thuỷ sản. Tuy nhiên, đối với nhóm hộ III thì số lao động chuyển sang ngành nghề khác lại có xu hướng tăng (55,56%). Do cuộc sống của những ngư dân đánh bắt ven bờ ngày càng khó khăn, nguồn lợi hải sản khan hiếm họ không có điều kiện đưa tàu ra khơi xa nên một số hộ đã bán tàu và chuyển sang làm lao động thuê cho các ngành nghề khác như xây dựng, buôn bán nhỏ.
Sau khi Chính sách hỗ trợ được triển khai, số lao động tham gia đánh bắt thủy sản có tăng lên đáng kể. Đặc biệt là nhóm hộ I chiếm tỷ lệ lớn nhất. Cụ thể, trước khi có Chính sách, nhóm hộ I có tổng 98 lao động tham gia đánh bắt, nhưng sau khi có Chính sách hỗ trợ, số lượng lao động này đã tăng lên thêm 76 người (tăng 77,55%). Ở nhóm hộ II, số lao động này là 154 người (tăng 62,11%), ở nhóm hộ III, số lao động đánh bắt cũng tăng lên 68 người (tăng 25,93%). Do ở nhóm hộ quy mô lớn, khi được hỗ trợ họ có điều kiện mở rộng thêm quy mô, tăng số lượng tàu thuyền, ngoài ra khi được tham gia mua bảo hiểm đánh bắt, họ cũng cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình lao động trên biển, do đó đã thu hút được đông đảo số lao động từ các ngành nghề khác tham gia vào lĩnh vực đánh bắt.
Hộp số 1: Biến động số lao động tham gia đánh bắt thủy sản
“Nhà bác có 6 người, trước đây thì có bác với thằng con trai lớn đi biển thôi nhưng từ khi được Nhà nước hỗ trợ tiền mua bảo hiểm đánh bắt thì thấy yên tâm hơn nên bác cho 2 thằng sau, một đứa đi làm thuê xây dựng ở nhà thu nhập thấp, một đứa vừa học xong cấp III thi không đỗ cho ở nhà theo đi đánh cá luôn. Còn mẹ, và vợ bác thì ở nhà buôn bán hải sản. Nhà cũng có chăn nuôi vài con lợn, gà nhưng chủ yếu thu nhập gia đình phụ thuộc lớn vào nghề đánh bắt hải sản thôi”.
( Nguyễn Văn Minh, Diễn Ngọc ngày 2/3/2011)
Thông thường, một lao động đi biển sẽ tạo công ăn việc làm cho ba bốn lao động trên bờ. Những lao động này làm những việc sau khai thác và dịch vụ hậu cần. Sở dĩ, trước đây, mỗi gia đình trung bình có 1 đến 2 người là lao động chính tham gia đánh bắt, trong đó chủ hộ thường là chủ tàu. Khi được hỗ trợ, đa số các hộ này đều mong muốn mở rộng phạm vi và quy mô đánh bắt, nên họ tập trung nguồn lực gia đình vào đánh bắt là chủ yếu. Ngoài ra, còn thuê thêm lao động ngoài, thường là những thanh niên tuổi từ 18 đến 26 hiện chưa có nghề nghiệp trong xã cùng tham gia đánh bắt.
Như vậy, khi được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ ngư dân tham gia bảo hiểm tai nạn cho tàu thuyền và con người đã tạo tâm lý phấn khởi cho ngư dân, động viên ngư dân yên tâm bám biển do đó thu hút được số lao động trong lĩnh vực khác tham gia đánh bắt nhiều hơn. Mặt khác, góp phần tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động thanh niên đang thất nghiệp trong địa phương, giúp cho đời sống ngư dân ngày càng được cải thiện.