6. Thông tư 71/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu
3.2.2.1 Số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn thông qua thảo luận với các cán bộ Phòng Nông Nghiệp huyện, Chủ tịch xã và các trưởng xóm.
- Điều tra trực tiếp các hộ ngư dân: Tiến hành điều tra 60 hộ ngư dân đánh bắt gần bờ trên địa bàn xã bằng việc thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động đánh bắt gần bờ và các Chính sách hỗ trợ cho hoạt động đánh bắt gần bờ với các tiêu chí phân loại hộ:
Nhóm 1: Nhóm hộ có quy mô đánh bắt lớn
Nhóm 2: Nhóm hộ có quy mô đánh bắt trung bình Nhóm 3: Nhóm hộ có quy mô đánh bắt nhỏ
Bảng 3.5: Phân loại hộ điều tra
Tiêu chí Công suất tàu
thuyền (CV) Số hộ điều tra (hộ) Cơ Cấu (%) Nhóm hộ quy mô lớn 48 đến 72CV 25 41,67
Nhóm hộ quy mô trung bình 24 đến <48CV 25 41,67
Nhóm hộ quy mô nhỏ 22 đến <24CV 10 16,66
Tổng số 60 100,00
Sở dĩ số hộ điều tra với quy mô nhỏ là 10 hộ, ít hơn so với 2 nhóm hộ còn lại là do số lượng tàu thuyền đánh bắt quy mô nhỏ ở ven bờ trong xã không nhiều và có xu hướng giảm qua các năm.
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Phỏng vấn sâu, trao đổi với các hộ ngư dân về hoạt động đánh bắt gần bờ và các Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đánh bắt thủy sản của Trung ương và địa phương.
- Xây dựng phiếu điều tra bao gồm:
+ Thông tin chung về hộ điều tra: Họ tên chủ hộ, tuổi, trình độ văn hóa, thông tin về nhân khẩu, lao động, thông tin về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
+ Thông tin về hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ của hộ ngư dân trước và sau khi có Chính sách. Tình hình biến động về lao động, biến động về thu nhập, biến động về năng suất, biến động về quy mô sản lượng đánh bắt và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ.
+ Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đánh bắt thủy sản và tình hình thực thi Chính sách tại địa phương.
+ Ý kiến của các hộ ngư dân về tác động của Chính sách, những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện Chính sách tại địa phương.
3.2.2.2 Số liệu thứ cấp
Bảng 3.6: Nguồn thông tin thứ cấp
Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập
Số liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới.
Sách, báo, Internet có liên quan.
Tra cứu, chọn lọc thông tin.
Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bổ đất, dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, tình hình sử dụng đất đai.
Phòng thống kê, phòng kinh tế, phòng địa chính của xã và các thôn trong xã.
Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo.
Số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của xã.
Phòng thống kê, phòng kinh tế xã.
Tìm hiểu, thu thập. Số liệu về số lượng hộ ĐBTS, số lượng
tàu thuyền, các văn bản Chính sách.
Sổ sách báo cáo của Ban quản lý tàu cá xã.
Tìm hiểu, thu thập số liệu.