Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO HIỂM ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN GẦN BỜ CỦA NGƯ DÂN TẠI XÃ DIỄN NGỌC HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 60)

6. Thông tư 71/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về kết quả đánh bắt hải sản gần bờ

+ Giá trị sản xuất (GO) là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trên một tàu thuyền.

GTSX = Tổng sản lượng đánh bắt * Giá bán sản phẩm

+ Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sử dụng trong quá trình đánh bắt thuỷ sản.

IC = Σ Ii.Ci Trong đó: Ii : Số đầu vào thứ i đã sử dụng

+ Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, tức là giá trị tăng thêm của sản xuất khi sản xuất trên một tàu thuyền.

VA = GO – IC

+ Thu nhập hỗn hợp ( MI):

MI = Giá trị tăng thêm (VA) – ( khấu hao tài sản cố định + thuế + lao động thuê).

- Chỉ tiêu về hiệu quả đánh bắt thủy sản gần bờ + Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

- GO/IC : Là giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí. Nó cho biết hiệu quả sử dụng chi phí trong lao động sản xuất. Chỉ tiêu này càng lớn thì sản xuất càng đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này chưa làm rõ được chất lượng đầu tư.

+ VA/IC : Là giá tri gia tăng thô tính trên một đồng chi phí

Qua chỉ tiêu này cho thấy: Cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng GTGT, TVA càng lớn, hiệu quả kinh tế hoạt động đánh bắt càng cao.

+ MI/IC : Là lợi nhuận gộp tính trên một đồng chi phí trung gian

Trong đó: MI - Là phần thu thuần tuý của hộ bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận thu được.

- Chỉ tiêu về thu nhập

+ Thu nhập bình quân một nhân khẩu (TNkhẩu) TNkhẩu = TNhộ ngư dân / tổng nhân khẩu

+ Thu nhập từ làm ngư nghiệp

Tỷ lệ thu nhập thu từ đánh bắt (%) = (thu nhập từ đánh bắt/ tổng thu nhập của hộ) * 100%.

- Chỉ tiêu phản ánh tác động của Chính sách:

+ Thay đổi về số lượng tàu đánh bắt thủy sản trước và sau khi có Chính sách

+ Thay đổi về số lượng lao động tham gia đánh bắt thủy sản trước và sau khi có Chính sách

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng đánh bắt thủy sản gần bờ của xã Diễn Ngọc

4.1.1 Số lượng và cơ cấu tàu thuyền đánh cá

Diễn Ngọc là một trong 3 xã ven biển của huyện Diễn Châu với ngành nghề chủ yếu là đánh bắt thuỷ hải sản, đây là một nghề cha truyền con nối của người dân trong xã. Với tổng 7 xóm làm ngư nghiệp với các nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản trong đó hoạt động đánh bắt thuỷ sản là chủ yếu. Đặc biệt ở xóm Đông Lộc có số lượng tàu cá lớn nhất trong xã, 84 chiếc với công suất 59,68CV/tàu (năm 2010) do xóm này ở gần bến cá và có nghề đánh bắt thuỷ sản từ lâu đời.

Bảng 4.1: Số lượng và tổng công suất tàu thuyền của toàn xã

Xóm

Số lượng tàu thuyền (chiếc)

Tổng công suất máy (CV)

Công suất trung bình (CV/tàu) 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 1. Đông Lộc 76 84 84 3128 4112 5013 41,16 48,95 59,68 2. Tây Lộc 70 77 75 2322 4842 5051 33,17 62,88 67,35 3. Ngọc Minh 48 50 51 2560 2042 2522 53,33 40,84 49,45 4. Yên Quang 46 50 50 1124 1530 1558 24,43 30,60 31,16 5. Nam Thịnh 40 40 38 1350 2451 2655 33,75 61,28 69,87 6. Yên Thịnh 27 27 33 749 1194 2034 27,74 44,22 61,64 7. Trung Thành 30 38 38 858 912 1029 28,60 24,00 27,08 Tổng 337 366 369 12091 17083 19862 35,88 46,67 53,83

(Nguồn: Ban quản lý tàu cá xã)

Qua bảng 4.1 ta thấy, số lượng tàu thuyền đánh cá của xã qua 3 năm có xu hướng tăng, rõ nhất là từ năm 2008 đến năm 2009 hầu như ở các xóm đều có số lượng tàu tăng thêm do trong năm 2008, Chính phủ ban hành Chính sách hỗ trợ ngư dân mua mới đóng mới tàu thuyền. Với tổng 366 chiếc (năm 2009) tăng 29 chiếc so với năm 2008. Trong năm 2010, số lượng tàu có 369 chiếc với tổng công suất máy là 19862CV, tuy số lượng tàu có tăng thêm

nhưng không đáng kể do một số tàu quá cũ, thời gian sử dụng đã nhiều năm nên khi bị va chạm trên biển rất dễ bị hư hỏng không đưa vào sử dụng được. Những năm gần đây, nguồn lợi hải sản ven bờ đã bị giảm đi rõ rệt đồng thời được sự hỗ trợ của Nhà nước nên đa số các hộ ngư dân trong xã đã mua mới tàu thuyền với công suất lớn và lắp thêm máy công suất cao với xu hướng khai thác hải sản ở xa bờ hơn và có thể đi biển được dài ngày hơn, tăng quy mô đánh bắt nhằm nâng cao hiệu quả đánh bắt thuỷ sản, góp phần nâng cao mức sống của ngư dân trong xã.

* Cơ cấu đội tàu khai thác thuỷ sản gần bờ năm 2008 – 2010

Đồ thị 4.1: Cơ cấu đội tàu khai thác thủy sản gần bờ theo công suất

Theo số liệu thống kê của Ban quản lý tàu cá xã, nhìn vào biểu đồ 4.1 ta thấy cơ cấu đội tàu khai thác hải sản gần bờ của xã chủ yếu là tàu có công suất từ 24CV đến 72CV. Số lượng tàu công suất từ 22CV đến < 24CV rất ít, chiếm tỷ lệ thấp nhất và có xu hướng giảm mạnh từ năm 2008 đến 2010, (13,01% năm 2010). Trong 2 năm 2008 và 2009 cơ cấu đội tàu khai thác với

quy mô trung bình công suất 24CV đến < 48CV chiếm tỷ lệ lớn hơn (45,9% năm 2009), đặc biệt là tàu có công suất 40CV. Nhưng sang đến năm 2010 tỷ lệ này đã có sự thay đổi, cơ cấu đội tàu có công suất 48CV đến 72CV chiếm tỷ lệ cao hơn (53,39%) với số lượng 197 chiếc tăng 54 chiếc so với năm 2009. Trong khi đó cơ cấu đội tàu công suất 24CV đến 48CV lại giảm xuống so với 2 năm trước (33,6%). Nguyên nhân có sự thay đổi này là do số lượng tàu công suất 24 đến 48CV chủ yếu khai thác hải sản ven bờ mà hiện nay nguồn lợi ven bờ đang ngày càng suy giảm nên nhiều chủ tàu đã quyết định đầu tư trang thiết bị và thay máy tàu có công suất cao hơn để đánh bắt xa bờ hơn nhằm tìm kiếm nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên do thiếu vốn nên họ không giám đóng tàu công suất lớn trên 90CV, hơn nữa loại tàu công suất lớn này thường hoạt động đánh bắt xa bờ nên tâm lý ngư dân sợ gặp rủi ro cao do đó, hiện nay số lượng tàu công suất trên 90CV trong xã rất ít, chỉ có khoảng vài chiếc hoạt động đánh bắt xa bờ.

4.1.2 Sản lượng, thu nhập của hoạt động đánh bắt gần bờ

Mặc dù, những tháng đầu năm 2010 tình hình giá nhiên liệu có tăng, khủng hoảng Tài chính toàn cầu tiếp tục tác động đến hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu thuỷ sản và làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu mua nguyên liệu đặc biệt là mặt hàng thuỷ sản, song các ngư dân vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đánh bắt, đưa tàu ra khơi bám biển, từ đó góp phần có hiệu quả vào việc tăng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn xã.

Bến cá xã Diễn Ngọc lúc thuyền về

Qua 3 năm, tổng sản lượng đánh bắt của các hộ ngư dân trong xã đã có bước tăng trưởng đáng kể, thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2: Biến động sản lượng, thu nhập từ ĐBTS của xã từ năm 2008-2010 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So Sánh (%) 09/08 10/09 BQ 1.Tổng sản lượng Tấn 10520 11700 12250 111,22 104,7 0 107,96 2.Tổng thu nhập Tỷ đồng 76.1 117 149.2 153,75 127,52 140,63

(Nguồn: Ban thống kê xã 2010)

Do số lượng và công suất tàu thuyền tăng trong năm 2010 nên khả năng đánh bắt cao hơn, đặc biệt khai thác được nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, mực, ốc, cá xuất khẩu… Cụ thể năm 2008 tổng sản lượng đánh bắt là 10520 tấn, tăng dần qua năm 2009 với sản lượng 11700 tấn, đến năm 2010 tổng sản lượng đánh bắt là 12250 tấn tăng 550 tấn so với 2009 (chiếm 7,96%), sản lượng đánh bắt được chủ yếu là các loại tôm xuất khẩu 122,5 tấn;

ghẹ, ốc là 245 tấn; ruốc 612,5 tấn; mực 245 tấn; cá xuất khẩu 1837,5 tấn; cá chợ các loại 5512,5 tấn; cá tạp 3675 tấn (số liệu ban thống kê xã năm 2010). Tổng giá trị thu nhập từ nghề cá đạt 149,2 tỷ tăng so với cùng kỳ năm 2009 là 32,2 tỷ, bình quân tăng 40,63 %. Với mức tăng trưởng này đã góp phần giải quyết cho trên 1.200 lao động trực tiếp và 70% lao động dịch vụ từ biển. Năm 2011, xã đã khuyến khích ngư dân đóng mới nhiều tàu thuyền có công suất từ 90CV trở lên phấn đấu nâng cao sản lượng đánh bắt hơn nữa.

4.1.3 Tình hình rủi ro, nguyên nhân và mức độ thiệt hại do đánh bắt thủysản sản

Hàng năm, cứ vào mùa mưa bão các tai nạn tàu cá lại xảy ra với tần xuất gia tăng. Mặc dù các ngành chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp hành chính cũng như kỹ thuật nhưng thực tế việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn trong các hoạt động đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ của ngư dân còn nhiều bất cập.

Bảng 4.3: Thiệt hại trong đánh bắt thủy sản của toàn xã qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

- Tàu thuyền bị mất, đắm Chiếc 2 1 2

- Ngư cụ bị mất, hỏng Trđ 330,5 273,4 412,8

- Người chết, mất tích Người 3 2 1

(Nguồn: Ban thống kê xã, 2010) Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bão lũ và tai nạn tàu cá trên biển đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngư dân, làm chìm đắm hư hại hàng nghìn tàu thuyền trong cả nước. Trong 3 năm qua, đặc biệt là 2008, hậu quả của đợt áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào ven biển miền Trung đã làm 2 chiếc tàu bị mất, đắm khi đang đánh bắt và 3 người chết, thiệt hại về tài sản 330,5 triệu đồng. Năm 2009, có 1 tàu bị đắm, 2 người chết. Đến năm 2010 có 2 tàu bị đắm và 1 người chết, thiệt hại về ngư cụ 412,8 triệu đồng.

Qua thực tế các tai nạn xảy ra đối với tàu cá cho thấy, ngoài các yếu tố bất khả kháng do thiên nhiên thì phần lớn các tai nạn chìm tàu, chết người đều

liên quan đến yếu tố chủ quan của con người như trình độ nhận thức kém của ngư dân, do chất lượng tàu cá không đảm bảo, do không trang bị đầy đủ các trang bị cứu hộ cứu nạn theo quy định và ý thức tổ chức trong lao động sản xuất trên biển không cao. Tàu bị chìm đắm do các cửa, nắp hầm không kín nước dẫn đến nước tràn vào các khoang khi gặp sóng to, gió lớn; tàu bị hư hỏng máy, hệ trục do sử dụng máy cũ làm máy chính trên tàu hoặc do người sử dụng không thực hiện nghiêm túc các quy định sử dụng máy tàu. Tàu bị đâm, va do không có các trang thiết bị tín hiệu, trang thiết bị hàng hải hoặc do không có người cảnh giới khi hành trình cũng như neo đậu. Tàu bị va đập khi neo đậu, do neo và dây neo không đủ độ bền, do neo đậu không có kỹ thuật. Tai nạn về người là do người rơi xuống nước khi làm việc và sinh hoạt do bất cẩn của thuyền viên. Hiện nay, vì cuộc sống của bản thân, gia đình, ngư dân trong xã vẫn phải đi biển với xu hướng ngày càng xa bờ, bất chấp mọi nguy hiểm. Trong khi đó Nhà nước vẫn chưa quản lý được tình hình hoạt động của các tàu thuyền trên các ngư trường. Khi xảy ra tai nạn, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc chỉ huy, ứng cứu khi bão xảy ra thực hiện chưa được kịp thời và đồng bộ đã phần nào ảnh hưởng đến công tác cứu hộ, cứu nạn của ngư dân trên biển. Đa số, trong các trường hợp tai nạn trên biển là do các tàu cá tự ứng cứu lẫn nhau.

4.2 Tình hình thực thi Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đánh bắt thủy sản

4.2.1 Nội dung triển khai Chính sách

Đầu năm 2008, tình hình diễn biến thời tiết phức tạp, mưa, bão lụt thường xuyên xảy ra ở các tỉnh ven biển miền Trung đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động ra khơi đánh bắt hải sản. Thêm vào đó, giá dầu lại tăng cao đã ảnh hưởng không ít đến năng suất, sản lượng đánh bắt hải sản và tác động nghiêm trọng đến đời sống của bà con ngư dân. Một số ngư dân đã phải bán tàu, bỏ nghề mưu sinh để tìm việc làm mới. Trước tình hình đó, Nhà nước đã

ban hành Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 cùng với các Chính sách

khác kịp thời hỗ trợ cho ngư dân.

Đi đôi với Chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh Nghệ An cũng có

Quyết định số 05/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số Chính sách hỗ

trợ đầu tư phát triển Nông nghiệp, nông thôn và thủy sản giai đoạn 2008-2010 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Việc hỗ trợ ngư dân khi gặp rủi ro do thiên tai, trong đó có hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên. Theo đó Chính sách quy định đối tượng và những điều kiện để ngư dân được đền bù thiệt hại như sau:

* Đối tượng được hưởng Chính sách hỗ trợ:

Ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản đã mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên.

* Điều kiện được hỗ trợ:

- Tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản đã hoàn thành thủ tục đăng ký, đăng kiểm, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên.

- Tàu đang hoạt động đánh bắt thuỷ sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác thuỷ sản, thuê thuyền viên có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên.

* Mức hỗ trợ:

- Ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản đã mua bảo hiểm thân tàu được hỗ trợ 30% số tiền phí bảo hiểm trong năm và thuyền viên được hỗ trợ 100% số tiền phí bảo hiểm tai nạn thuyền viên trong năm.

* Thời gian thực hiện hỗ trợ:

- Ngư dân mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên năm nào thì được hỗ trợ kinh phí năm đó.

- Thời gian thực hiện Chính sách hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên từ năm 2008 đến 2010.

Việc đề nghị hỗ trợ được tiến hành theo năm, ngư dân đề nghị hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho năm nào thì lập hồ sơ cho năm đó (mỗi năm đề nghị hỗ trợ lập hồ sơ một lần). Những ngư dân đáp ứng những điều kiện trên khi gặp rủi ro do đánh bắt sẽ được Nhà nước đền bù thiệt hại và phải thực hiện các thủ tục sau đây để được nhận tiền đền bù:

1. Ngư dân sau khi hoàn thành việc đóng mới tàu, mua tàu mới, thay máy mới, mua bảo hiểm thân tàu, mua bảo hiểm thuyền viên hoặc sau khi kết thúc chuyến đi biển đánh bắt hải sản lập hồ sơ theo hướng dẫn gửi UBND xã.

2. Căn cứ vào hồ sơ do ngư dân lập, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp danh sách và gửi toàn bộ hồ sơ cho phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hoặc cấp tương đương. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hoặc cấp tương đương chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính thẩm định

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO HIỂM ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN GẦN BỜ CỦA NGƯ DÂN TẠI XÃ DIỄN NGỌC HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w