6. Thông tư 71/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện
4.1.3 Tình hình rủi ro, nguyên nhân và mức độ thiệt hại do đánh bắt thủy sản
4.1.3 Tình hình rủi ro, nguyên nhân và mức độ thiệt hại do đánh bắt thủysản sản
Hàng năm, cứ vào mùa mưa bão các tai nạn tàu cá lại xảy ra với tần xuất gia tăng. Mặc dù các ngành chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp hành chính cũng như kỹ thuật nhưng thực tế việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn trong các hoạt động đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ của ngư dân còn nhiều bất cập.
Bảng 4.3: Thiệt hại trong đánh bắt thủy sản của toàn xã qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
- Tàu thuyền bị mất, đắm Chiếc 2 1 2
- Ngư cụ bị mất, hỏng Trđ 330,5 273,4 412,8
- Người chết, mất tích Người 3 2 1
(Nguồn: Ban thống kê xã, 2010) Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bão lũ và tai nạn tàu cá trên biển đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngư dân, làm chìm đắm hư hại hàng nghìn tàu thuyền trong cả nước. Trong 3 năm qua, đặc biệt là 2008, hậu quả của đợt áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào ven biển miền Trung đã làm 2 chiếc tàu bị mất, đắm khi đang đánh bắt và 3 người chết, thiệt hại về tài sản 330,5 triệu đồng. Năm 2009, có 1 tàu bị đắm, 2 người chết. Đến năm 2010 có 2 tàu bị đắm và 1 người chết, thiệt hại về ngư cụ 412,8 triệu đồng.
Qua thực tế các tai nạn xảy ra đối với tàu cá cho thấy, ngoài các yếu tố bất khả kháng do thiên nhiên thì phần lớn các tai nạn chìm tàu, chết người đều
liên quan đến yếu tố chủ quan của con người như trình độ nhận thức kém của ngư dân, do chất lượng tàu cá không đảm bảo, do không trang bị đầy đủ các trang bị cứu hộ cứu nạn theo quy định và ý thức tổ chức trong lao động sản xuất trên biển không cao. Tàu bị chìm đắm do các cửa, nắp hầm không kín nước dẫn đến nước tràn vào các khoang khi gặp sóng to, gió lớn; tàu bị hư hỏng máy, hệ trục do sử dụng máy cũ làm máy chính trên tàu hoặc do người sử dụng không thực hiện nghiêm túc các quy định sử dụng máy tàu. Tàu bị đâm, va do không có các trang thiết bị tín hiệu, trang thiết bị hàng hải hoặc do không có người cảnh giới khi hành trình cũng như neo đậu. Tàu bị va đập khi neo đậu, do neo và dây neo không đủ độ bền, do neo đậu không có kỹ thuật. Tai nạn về người là do người rơi xuống nước khi làm việc và sinh hoạt do bất cẩn của thuyền viên. Hiện nay, vì cuộc sống của bản thân, gia đình, ngư dân trong xã vẫn phải đi biển với xu hướng ngày càng xa bờ, bất chấp mọi nguy hiểm. Trong khi đó Nhà nước vẫn chưa quản lý được tình hình hoạt động của các tàu thuyền trên các ngư trường. Khi xảy ra tai nạn, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc chỉ huy, ứng cứu khi bão xảy ra thực hiện chưa được kịp thời và đồng bộ đã phần nào ảnh hưởng đến công tác cứu hộ, cứu nạn của ngư dân trên biển. Đa số, trong các trường hợp tai nạn trên biển là do các tàu cá tự ứng cứu lẫn nhau.