Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đánh bắt thủy sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO HIỂM ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN GẦN BỜ CỦA NGƯ DÂN TẠI XÃ DIỄN NGỌC HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 36)

2.2.2.1 Các Chính sách cụ thể đã và đang thực hiện

Trong bốn ngành kinh tế biển chỉ có ngư dân là lực lượng mà đặc thù là phải bám biển, hoạt động trên diện rộng trong toàn bộ các vùng biển có chủ quyền lãnh thổ. Hỗ trợ ngư dân bám biển, vươn khơi xa không chỉ giải quyết cuộc sống cho bộ phận ngư dân nghèo mà còn là mục tiêu để ngư dân góp phần bảo vệ an ninh biên giới. Vì vậy, năm 2008, Chính phủ đã ban hành và triển khai thực hiện một số Chính sách nhằm hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển. Cụ thể:

1. Quyết định 289/QĐ-TTg Ngày 18/3/2008, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký Quyết định 289/QĐ-TTg ban hành một số Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện Chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.

* Nội dung Chính sách:

- Ngư dân được hỗ trợ 70 triệu đồng/tàu/năm nếu mua mới, đóng mới tàu có công suất từ 90CV trở lên, đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản và mua bảo hiểm thân tàu và tai nạn cho thuyền viên. Hỗ

trợ 10triệu/năm/máy nếu lắp đặt máy mới 100% và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo Quyết định của Bộ NN & PTNT.

- Theo Quyết định 289/QĐ-TTg mức hỗ trợ dầu đối với tàu có công suất máy 90CV trở lên là 8 triệu đồng cho một chuyến đi đánh bắt hải sản (số lần hỗ trợ theo số lần đi đánh bắt hải sản thực tế nhưng tối đa không quá 3 lần/năm). Đối với tàu có công suất máy từ 40CV đến dưới 90CV, hỗ trợ 5 triệu đồng cho một chuyến đánh bắt hải sản thực tế nhưng không quá 4 lần/năm và loại có công suất máy dưới 40CV sẽ nhận được 3 triệu đồng hỗ trợ cho chuyến biển thực tế nhưng không quá 5 lần/năm.

- Tàu đánh bắt hải sản có công suất 40CV trở lên có đủ giấy tờ hợp pháp hoạt động đánh bắt thủy sản thuê lao động có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên được hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên hàng năm.

2. Quyết định 965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về ban hành một số Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện Chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.

3. Thông tư số 35/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện Chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.

Riêng đối với ngư dân được hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt thuỷ sản có công suất máy từ 40CV trở lên, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ.

4. Quyết định số 128/1999/QĐ-BTC Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy tắc, biểu phí, số tiền bảo hiểm tai nạn thuyền viên và bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với các phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ.

5. Thông tư 35/2008/TT-BTC ngày 25/4/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện Chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO HIỂM ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN GẦN BỜ CỦA NGƯ DÂN TẠI XÃ DIỄN NGỌC HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w