chưa kịp chuyển đổi hình thức pháp lý hoặc sở hữu
Tại Điều 55, Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 đã quy định rõ là trong cơ cấu của tổ hợp công ty mẹ - công ty con không có các công ty con là công ty nhà nƣớc. Tất cả các doanh nghiệp nhà nƣớc thành viên trong Tổng công ty phải chuyển đổi hình thức pháp lý (sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hay hình thức sở hữu (sang công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên). Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, có các Tổng công ty chƣa thể chuyển đổi ngay hình thức pháp lý hay sở hữu đối với tất cả các doanh nghiệp nhà nƣớc thành viên.
Nhƣ vậy trong một thời gian sau chuyển đổi, trong cơ cấu mô hình công ty mẹ - công ty con đƣợc chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nƣớc vẫn tồn tại một số công ty con là công ty nhà nƣớc. Theo Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 thì các công ty này vẫn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003. Sự tồn tại của các công ty nhà nƣớc trong mô hình công ty mẹ -
công ty con đã tạo ra sự khác biệt trong quan hệ sở hữu, quản lý và các nguyên tắc ứng xử khác nhau giữa công ty mẹ với các công ty con khác nhau. Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 và Nghị định 153/2004/NĐ-CP quy định khá rõ về mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con khác, nhƣng không có quy định nào về mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con là công ty nhà nƣớc chƣa kịp chuyển đổi hình thức pháp lý hay sở hữu trong mô hình công ty mẹ - công ty con.
Để tránh tình trạng lỏng lẻo mang tính chất hành chính trong mô hình công ty mẹ - công ty con nhƣ trƣớc đây của các Tổng công ty, cần phải có các quy định hƣớng dẫn thực hiện vấn đề này. Mặc dù các công ty nhà nƣớc nằm trong mô hình công ty mẹ - công ty con vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003, song nên áp dụng các quy định về mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên giống nhƣ đối với các công ty con là công ty nhà nƣớc chƣa kịp chuyển đổi. Theo đó, công ty mẹ sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty con này theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Bởi trong quá trình chuyển đổi, các công ty con này vẫn do nhà nƣớc sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp và có đại diện chủ sở hữu là Hội đồng quản trị của tập đoàn. Về bản chất mối quan hệ và quản lý của tập đoàn với công ty này cũng giống nhƣ với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nhà nƣớc là chủ sở hữu duy nhất tại công ty, có quyền chi phối toàn bộ hoạt động của công ty, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành tại công ty, điều lệ hoạt động của công ty… Do đó, khi công ty con này chƣa thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu hay pháp lý thì nên áp dụng quy định giống nhƣ mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có 100% vốn điều lệ do tập đoàn nắm giữ.