Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyển đổi tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam sang mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 49 - 52)

Các quy định về Tổng giám đốc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam trong dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam đƣợc căn cứ trên các quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 từ Điều 38 đến Điều 41, Điều 1 khoản 7 Quyết định 06/2006/QĐ-TTg ngày 9/1/2006. Theo đó, Tổng giám đốc là ngƣời dại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của VNPT theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với Điều lệ VNPT và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Tổng giám đốc là uỷ viên

Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị tập đoàn bổ nhiệm sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản.

Nhƣ vậy, nếu nhƣ Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nƣớc tại tập đoàn thì Tổng giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của tập đoàn. Nếu nhƣ Hội đồng quản trị có quyền nhân danh tập đoàn để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của tập đoàn (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện) thì Tổng giám đốc là ngƣời điều hành hoạt động hàng ngày của tập đoàn theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ tập đoàn và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trƣớc chủ sở hữu - ngƣời thành lập tập đoàn và trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của tập đoàn, trong khi đó, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao.

Xét mối quan hệ giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thì đã có sự thay đổi căn bản so với mô hình Tổng công ty trƣớc đây. Địa vị pháp lý, quyền và trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc đã đƣợc phân định rõ ràng. Hội đồng quản trị giao nhiệm vụ cho Tổng giám đốc để đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu của Tập đoàn. Tổng giám đốc căn cứ vào các nhiệm vụ đó để điều hành các hoạt động hàng ngày, đảm bảo nhiệm vụ mà Hội đồng quản trị giao. Rõ ràng là nhiệm vụ của Hội đồng quản trị đã cụ thể hơn trƣớc, thực sự là nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu tại Tập đoàn. Do đó tính trách nhiệm cũng đƣợc xác định rành mạch, nâng cao trách nhiệm, đồng thời tạo cơ chế ràng buộc trách nhiệm của tập thể Hội đồng quản trị trong việc quyết định những vấn đề quan trọng và việc quản lý, điều hành của Tập đoàn. Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị

cũng phải chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời ra quyết định bổ nhiệm và trƣớc pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản trị, kết quả và hiệu quả hoạt động của tập đoàn. Đối với Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về điều hành hoạt động của tập đoàn, về thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Các quyền và nhiệm vụ của Tổng giám đốc thể hiện tính chất chấp hành các mục tiêu, kế hoạch, chiến lƣợc hoạt động, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

Có thể nói rằng, với địa vị pháp lý và quyền hạn đƣợc đề cao, nhiệm vụ của Tổng giám đốc càng nặng nề hơn. Do đó, Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn tổng giám đốc. Các điều kiện này đƣợc ghi nhận lại tại dự thảo Điều lệ của tập đoàn, đồng thời bổ sung thêm một số quy định nhƣ về quốc tịch, nơi thƣờng trú. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 đã mở rộng việc tuyển chọn tổng giám đốc không chỉ thông qua con đƣờng bổ nhiệm, miễn nhiệm mà còn thông qua con đƣờng ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc. Việc tuyển chọn tổng giám đốc bằng hình thức nào đều phải đƣợc sự chấp thuận của ngƣời ra quyết định thành lập công ty. Tuy nhiên, do đặc thù, nhiệm vụ và vai trò của ngành bƣu chính viễn thông đảm nhiệm trong đời sống chính trị kinh tế xã hội nên việc tuyển chọn tổng giám đốc của tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam cần có sự áp dụng chặt chẽ hơn. Điều này đã đƣợc khẳng định ngay trong Quyết định 06/2006/QĐ-TTg ngày 9/1/2006 về tổng giám đốc của tập đoàn là do “Hội đồng quản trị bổ nhiệm sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản”. Nhƣ vậy quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế tổng giám đốc vẫn đƣợc thực hiện theo cách thức truyền thống là phải đƣợc sự chấp thuận của ngƣời ra quyết định thành lập tập đoàn - Thủ tƣớng Chính phủ. Thời hạn bổ nhiệm đối với tổng giám đốc là không quá năm năm và có thể miễn nhiệm trƣớc thời hạn hoặc đƣợc bổ nhiệm lại.

Về nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc trong Tập đoàn vẫn có một số nhiệm vụ, quyền hạn tƣơng tự trong mô hình Tổng công ty nhƣ: xây dựng kế hoạch hàng năm của VNPT, phƣơng án huy động vốn, đầu tƣ, quy chế quản lý nội bộ, quy hoạch đào tạo; báo cáo trƣớc Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT, thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định; chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Đồng thời, căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003, trong dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam cũng đã quy định chi tiết, đầy đủ hơn một số nhiệm vụ, quyền hạn của tổng giám đốc trong vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật, mức lƣơng, phụ cấp đối với một số chức danh trong tập đoàn, công ty thành viên, bộ phận, đơn vị trực thuộc tập đoàn; ký kết các hợp đồng kinh tế theo phân cấp của Hội đồng quản trị hoặc trên mức đƣợc phân cấp thì ký kết sau khi có nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị; quyết định các dự án đầu tƣ, hợp đồng mua bán tài sản của VNPT, hợp đồng cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác theo phân cấp của Hội đồng quản trị và theo Điều lệ tập đoàn. Tổng giám đốc đƣợc hƣởng lƣơng theo hiệu quả kinh doanh của VNPT do Hội đồng quản trị quyết định. Các chế độ tiền thƣởng đƣợc hƣởng nhƣ các thành viên chuyên trách khác của Hội đồng quản trị.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam sang mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 49 - 52)