Mối quan hệ trong quản lý và điều hành giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyển đổi tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam sang mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 52 - 57)

Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong bất kỳ loại hình tổ chức kinh doanh nào cũng luôn đƣợc sự quan tâm không chỉ từ phía chủ sỡ hữu doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền mà còn từ những đối tác có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp, từ những ngƣời lao

động trong doanh nghiệp. Vì vậy, một điểm mới của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 là đã làm rõ mối quan hệ này, xác định cụ thể trách nhiệm cũng nhƣ nghĩa vụ và các chế tài khi Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thực hiện không đúng nhiệm vụ quyền hạn đƣợc giao. Mặc dù trong các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ liên quan đến hình thành tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam và công ty mẹ không quy định về mối quan hệ này, nhƣng trong dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam đã vận dụng linh hoạt các quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 để giải quyết mối quan hệ đó.

Nhƣ đã phân tích ở trên, Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nƣớc tại tập đoàn, Tổng giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của tập đoàn. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh tập đoàn để quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của tập đoàn trong phạm vi thẩm quyền đƣợc chủ sở hữu uỷ nhiệm. Tổng giám đốc là ngƣời điều hành hoạt động hàng ngày của tập đoàn theo mục tiêu, phù hợp với Điều lệ của tập đoàn, với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trong quan hệ với Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị có quyền tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức lƣơng của tổng giám đốc; kiểm tra, giám sát tổng giám đốc; quyền phân cấp cho tổng giám đốc quyết định dự án đầu tƣ, góp vốn mua cổ phần, huy động vốn… Chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt Hội đồng quản trị để ký nhận vốn đầu tƣ từ chủ sở hữu nhà nƣớc, không còn đồng ký nhận vốn với Tổng giám đốc nhƣ trƣớc. Nhƣ vậy, Hội đồng quản trị có thẩm quyền cao nhất trong quan hệ với Tổng giám đốc.

Nhƣng về phƣơng diện điều hành các công việc kinh doanh hàng ngày thì lại không thuộc thẩm quyền của đại diện chủ sở hữu là Hội đồng quản trị, mà là thuộc về Tổng giám đốc. Tổng giám đốc có những thẩm quyền mà Hội đồng quản trị không có, đó là quyền điều hành cao nhất, quyền đại diện theo

pháp luật, ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự, quyết định các dự án theo phân cấp… Nhƣ thế cũng có thể nói, Tổng giám đốc là ngƣời có quyền điều hành cao nhất.

Có thể nói, việc phân định rạch ròi giữa quyền hạn của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc là vấn đề rất khó. Điều quan trọng là phải quy định nhƣ thế nào để việc quản trị doanh nghiệp có hiệu quả, phải có các chế tài và cơ chế thực hiện chế tài nhƣ thế nào trong trƣờng hợp những ngƣời điều hành này không hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm trái các quy định của Điều lệ và của pháp luật. Để giải quyết phần nào những vƣớng mắc trên, Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 đã đƣa ra một số quy định làm nền tảng để các doanh nghiệp có thể vận dụng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình.

Tổng giám đốc là ngƣời thừa hành các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho VNPT thì Tổng giám đốc báo cáo với Hội đồng quản trị để xem xét điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Hội đồng quản trị có trách nhiệm xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Nếu nhƣ Hội đồng quản trị không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện và có quyền bảo lƣu ý kiến của mình để báo cáo lên cấp có thẩm quyền. Điều này đảm bảo cho tính thừa hành của Tổng giám đốc đối với các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị nhƣng không làm mất đi tính chủ động, độc lập của Tổng giám đốc.

Tƣơng xứng với các quyền hạn đƣợc mở rộng, đề cao, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng giám đốc cũng nhƣ của Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng. Đây là điểm khác biệt căn bản khi chuyển sang hình thức công ty mẹ - công ty con, điều mà trong mô hình tổng công ty không đƣợc nhắc đến. Không chỉ Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị mà cả các thành viên Hội đồng quản trị đều có nghĩa vụ thực hiện một cách trung thực và có trách nhiệm đối với các

quyền hạn nhiệm vụ đƣợc giao vì lợi ích của công ty và của nhà nƣớc; không đƣợc lợi dụng chức vụ quyền hạn để tƣ lợi riêng cho bản thân, không đƣợc sử dụng tài sản của tập đoàn để cho ngƣời khác, không đƣợc tiết lộ bí mật của tập đoàn trong thời gian đƣơng nhiệm; có trách nhiệm báo cáo, tìm các biện pháp khắc phục đối với tình hình khó khăn của tập đoàn về các khoản nợ không thanh toán đƣợc khi đến hạn phải trả, trong lúc gặp khó khăn về tài chính không đƣợc quyết định tăng lƣơng, trả tiền thƣởng cho cán bộ quản lý và ngƣời lao động; nếu tập đoàn không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản đến hạn phải trả mà các chức danh quản lý trên không thực hiện những biện pháp khắc phục thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại đối với chủ nợ; các chức danh quản lý trên chỉ đƣợc thực hiện quyền hạn trách nhiệm trong phạm vi quy định của nhà nƣớc, của pháp luật và của Điều lệ tập đoàn, vƣợt quá thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho tập đoàn và nhà nƣớc thì phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật. Các nghĩa vụ này nhằm giới hạn sự lạm dụng thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, tránh tình trạng coi tài sản chung nhƣ tài sản riêng và sử dụng không đúng mục đích của Tập đoàn. Trƣớc đây, trong mô hình Tổng công ty, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc đƣợc đề cập nhiều hơn là nghĩa vụ, trách nhiệm gắn liền với quyền hạn đó. Điều này làm nảy sinh sự tuỳ tiện trong quá trình điều hành doanh nghiệp, làm theo lợi ích cá nhân nhiều hơn là vì lợi ích chung của doanh nghiệp. Các chế tài trong các trƣờng hợp làm không đúng trách nhiệm còn quy định quá chung chung, không rõ ràng. Những thiếu sót này đã đƣợc bổ sung khi Tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cùng với sự đổi mới của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003. Dự thảo Điều lệ của Tập đoàn đã quy định các chế tài đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản

trị và Tổng giám đốc trong trƣờng hợp để tập đoàn lỗ; mất vốn nhà nƣớc; quyết định dự án đầu tƣ không hiệu quả, không thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ, không trả đƣợc nợ; không bảo đảm tiền lƣơng và các chế độ khác cho ngƣời lao động ở tập đoàn theo quy định của pháp luật về lao động; để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nƣớc quy định. Khi vi phạm một trong các quy định trên đây nhƣng chƣa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì các chức danh này không đƣợc thƣởng, không đƣợc nâng lƣơng và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm. Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng các quy định về quyền hạn của mình mà dẫn đến một trong các vi phạm tại trƣờng hợp nêu trên thì bị miễn nhiệm, tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trƣờng hợp để tập đoàn lỗ hai năm liên tiếp, tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả mà Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc bị hạ lƣơng hoặc bị cách chức, đồng thời phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trƣờng hợp VNPT lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì bị miễn nhiệm và chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Nếu Tổng giám đốc không nộp đơn mà Hội đồng quản trị không yêu cầu Tổng giám đốc nộp đơn yêu cầu phá sản thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc bị miễn nhiệm. Chế tài miễn nhiệm cũng đƣợc áp dụng đối với toàn thể Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc khi VNPT trong diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục đó.

Nói chung các trách nhiệm của Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị đã đƣợc quy định gắn liền nhau, thể hiện tính trách nhiệm có phần "liên đới" trong hoạt động điều hành quản lý Tập đoàn. Đồng thời, các trách nhiệm cá nhân cũng đƣợc liệt kê cụ thể rõ ràng trong từng trƣờng hợp nhằm làm hạn chế trƣờng hợp không biết quy trách nhiệm cho cá

nhân nào. Đây cũng là một điểm mới của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 so với các quy định trƣớc đây.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam sang mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)