Mối liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con

Một phần của tài liệu Chuyển đổi tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam sang mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 59 - 63)

Theo Quyết định 06/2006/QĐ-TTg ngày 9/1/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc hình thành công ty mẹ - tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam thì các công ty con của tập đoàn bao gồm các loại sau:

- Các Tổng công ty Viễn thông I, II, III hoạt đông theo mô hình công ty mẹ - công ty con do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có 02 thành viên trở lên do tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Xét trên góc độ quan hệ tài sản thì các công ty này thuộc sở hữu của công ty mẹ, do công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm cổ phần đa số nên là thành viên đƣơng nhiên của Tập đoàn. Doanh nghiệp đó không tự ý gia nhập hay rút khỏi tập đoàn, vì quyền quyết định không phải của doanh nghiệp đó mà thuộc về tập đoàn, là nơi nắm giữ quyền tài sản và do đó quyết định việc tăng vốn hay rút vốn, hay nói cách khác là quyết định việc tham gia hay không tham gia tập đoàn của doanh nghiệp đó. Với các công ty con này, công ty mẹ đóng vai trò là nhà đầu tƣ vốn, khống chế cổ phần cho các công ty con. Các công ty con là doanh nghiệp nhận vốn đầu tƣ nhƣng vẫn đảm bảo tƣ cách pháp nhân và sự bình đẳng với công ty mẹ trƣớc pháp luật và trong các quan hệ khác.

Đối với các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Hội đồng quản trị của tập đoàn sẽ là cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty, thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu tại công ty. Trong cơ cấu tổ chức của công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên sẽ không thành lập Hội đồng quản trị của công ty, bởi Hội đồng quản trị của tập đoàn sẽ thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị công ty. Theo dự thảo Điều lệ của tập đoàn, Hội đồng quản trị của tập đoàn có các nhóm quyền và nhiệm vụ tại công ty con là: quyền hạn liên quan đến điều lệ của công ty con; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ, chuyển nhƣợng một phần hay toàn bộ vốn điều lệ của công ty; quyết định các dự án đầu tƣ, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng cho vay; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, tổ chức lại công ty, quyết định cơ cấu các chức danh quản lý của công ty; theo dõi giám sát đánh giá hoạt động kinh doanh, quản lý điều hành của công ty; thông qua chiến lƣợc, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh của công ty; thông qua báo cáo tài chính, phƣơng án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của công ty… Các nghĩa vụ của VNPT theo quy định tại dự thảo Điều lệ của tập đoàn cũng thể hiện vai trò là nhà đầu tƣ vốn cho công ty, đó là: góp đủ và góp đúng hạn số vốn nhƣ đã đăng ký; tuân thủ Điều lệ của công ty con; tuân thủ quy định của pháp luật trong các hợp đồng kinh tế, dân sự giữa công ty mẹ và công ty con. Với vai trò là chủ sở hữu công ty, là nhà đầu tƣ toàn bộ vốn cho công ty con, VNPT thực hiện đƣợc quyền chi phối công ty con thông qua chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh của công ty con; thông qua cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty con. Đồng thời VNPT còn có quyền chi phối công ty con thông qua định hƣớng lựa chọn công nghệ mới, kế hoạch dài hạn về phát triển mạng lƣới viễn thông; phối hợp nghiên cứu khoa học công nghệ, định hƣớng phát triển nguồn nhân lực, thị trƣờng hoạt động; thông qua việc sử dụng thƣơng hiệu chung của tập đoàn… Các quyền chi phối này hoàn toàn dựa trên quan hệ về đầu tƣ vốn. Do là nhà đầu tƣ vốn duy nhất cho công ty con nên các quyền chi phối của tập đoàn với công ty con là rất lớn, bao quát toàn bộ các mặt hoạt động của công ty con. Tuy nhiên các công ty con vẫn là những doanh nghiệp độc lập, nhận sự đầu tƣ vốn của công ty mẹ

để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh nhƣ theo đăng ký kinh doanh và mục tiêu của công ty. Công ty mẹ chỉ chi phối công ty con dựa trên các định hƣớng mang tính chiến lƣợc, còn các hoạt động cụ thể diễn ra thƣờng xuyên hàng ngày vẫn do công ty con tự quyết định. Vị trí pháp lý của tập đoàn và công ty con là bình đẳng trƣớc pháp luật. Quan hệ giữa tập đoàn và công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đƣợc thiết lập dựa trên quan hệ đầu tƣ tài chính, do đó mang tính chất kinh tế có lợi nhuận, không nhƣ quan hệ hành chính, giao và nhận nhƣ trong mô hình Tổng công ty trƣớc đây.

Đối với các công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có 02 thành viên trở lên mà Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì VNPT có đại diện phần vốn góp tại công ty để quản lý cổ phần, vốn góp. Ngƣời đại diện phần vốn góp của VNPT sẽ thay VNPT thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một cổ đông, bên góp vốn chi phối theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty con đó. VNPT có các quyền và nghĩa vụ sau: quyền và nghĩa vụ của một cổ đông; cử ngƣời đại diện để thực hiện quyền cổ đông, bên góp vốn trong các kỳ đại hội cổ đông; hƣởng lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp; giám sát kiểm tra hiệu quả việc sử dụng phần vốn góp của VNPT… Quan hệ giữa VNPT và công ty con này là quan hệ góp vốn và nhận vốn góp, hoàn toàn dựa trên số vốn mà VNPT đầu tƣ vào công ty, thực hiện các quyền chi phối công ty trong phạm vi số vốn góp đó. So với các nhà đầu tƣ khác của công ty, VNPT là một cổ đông lớn, sở hữu phần vốn đa số trong công ty con nên VNPT có các ƣu thế về quyền hạn khi thực hiện quyết định các vấn đề quan trọng của công ty con. Do đó VNTP có những quyền hạn chi phối nhất định đối với công ty con. VNPT thực hiện quyền chi phối của mình thông qua ngƣời đại diện vốn hoặc thoả thuận với công ty con về các vấn đề liên quan đến chiến lƣợc định hƣớng công nghệ, phát triển công nghệ mạng lƣới viễn

thông; định hƣớng nghiên cứu khoa học công nghệ; sử dụng thƣơng hiệu chung của tập đoàn… Các công ty con nhận vốn góp của VNPT có trách nhiệm hoạt động hiệu quả, đem lại lợi tức cho các nhà đầu tƣ vốn cho công ty, trong đó có VNPT. Công ty con có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, bình đẳng với tập đoàn và với các công ty con khác trƣớc pháp luật.

Qua các phân tích trên có thể nhận thấy sự khác biệt căn bản giữa quan hệ của Tổng công ty với các đơn vị thành viên trƣớc đây và quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con khi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Mối quan hệ giữa Tổng công ty và doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập là mối quan hệ theo kiểu hành chính. Tổng công ty giao vốn cho doanh nghiệp thành viên khi mà số vốn đó đã nằm tại các doanh nghiệp thành viên. Động tác giao vốn chỉ là về mặt hình thức để khẳng định doanh nghiệp này là doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty. Còn về thực chất Tổng công ty không phải là chủ sở hữu tiếp vốn điều lệ của doanh nghiệp. Do đó trong quá trình hoạt động đã nảy sinh nhiều vƣớng mắc, tạo sự ỷ lại cho các doanh nghiệp thành viên luôn đƣợc bao bọc bởi Tổng công ty. Đồng thời, về phía Tổng công ty tạo tâm lý tuỳ tiện trong việc điều chuyển vốn từ doanh nghiệp thành viên này sang đơn vị khác mà không cần quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp bị điều chuyển vốn, bởi lẽ lợi ích của Tổng công ty và lợi ích của doanh nghiệp này hoàn toàn tách biệt, không có mối liên quan với nhau.

Khi chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con, quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con đƣợc thay đổi cơ bản. Quan hệ hành chính, giao vốn đƣợc thay thế bằng liên kết tài chính, đầu tƣ vốn. Lợi ích của công ty mẹ lúc này đã đƣợc gắn chặt với lợi ích của các công ty thành viên, đặc biệt là với các công ty con mà công ty mẹ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ phần vốn góp chi phối. Vì vậy trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con đã tăng

lên, nhằm mục đích phát triển và lợi nhuận cho công ty con cũng là đem lại lợi nhuận cho công ty mẹ từ phần vốn đầu tƣ. Công ty mẹ đầu tƣ vốn cho công ty con để công ty con kinh doanh và ngày một gia tăng số vốn công ty mẹ đã đầu tƣ. Nếu công ty con hoạt động hiệu quả, có xu hƣớng phát triển tốt, công ty mẹ có thể tăng vốn góp, có nghĩa là vốn điều lệ của công ty con đƣợc tăng để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển. Nếu công ty con có chiều hƣớng xấu trong hiệu quả hoạt động, công ty mẹ có thể rút vốn hoặc chuyển nhƣợng phần vốn của mình cho chủ thể khác để bảo toàn số vốn mà công ty mẹ đƣợc nhận từ chủ sở hữu. Quan hệ đầu tƣ tài chính đã mang lại quyền hạn này cho công ty mẹ, tạo cho công ty mẹ sự chủ động, linh hoạt trong quá trình sử dụng vốn của mình. Tuy nhiên sự điều chuyển vốn của công ty mẹ không thể thực hiện tuỳ thích. Nó cũng phải tuân theo các quy định pháp luật và Điều lệ của chính công ty con đó. Với quyền hạn này sẽ đảm bảo hiệu quả và sức mạnh thực sự của tập đoàn, thay vì sự lớn mạnh giả tạo nhƣ các Tổng công ty trƣớc đây.

Đồng thời, từ quan hệ đầu tƣ vốn và nhận vốn đã đƣa vị trí pháp lý của bên đầu tƣ vốn là công ty mẹ và bên nhận vốn là các công ty con bình đẳng với nhau, tránh tình trạng cấp trên cấp dƣới nhƣ cơ chế xin - cho, giao vốn trƣớc đây. Công ty mẹ có những quyền hạn nhất định với công ty con, nhƣng công ty con cũng có quyền yêu cầu công ty mẹ thực hiện các nghĩa vụ của mình, bởi công ty mẹ và công ty con đều là các pháp nhân độc lập trƣớc pháp luật.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam sang mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)