Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận enzyme gelatinase từ vi khuẩn (Trang 53 - 54)

2.2.1. Phương pháp tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng sinh gelatinase cao

Chủng vi khuẩn được cấy trên môi trường thạch agar-gelatin và ủ ở 37oC. Sau 48÷72 giờ nuôi cấy, chủng nào tạo được vòng phân giải trong suốt xung quanh khuẩn lạc thì chủng đó có khả năng sinh gelatinase [15, 23, 26].

Xác định đường kính vòng phân giải và đường kính khuẩn lạc. Chủng có tỷ lệ đường kính vòng phân giải/đường kính khuẩn lạc lớn nhất là chủng có khả năng sinh gelatinase cao nhất trong nhóm chủng phân lập được [2].

2.2.2. Phương pháp định danh vi khuẩn

Chủng vi khuẩn được định danh bằng phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA và so sánh các trình này với ngân hàng gen trên NCBI bằng cách sử dụng công cụ BLAST (http://ncbi.nlm.nih.gov/).

Mẫu vi khuẩn C7 được gửi định danh tại Công ty TNHH Nam Khoa – Thành phố Hồ Chí Minh (http://www.nk-biotek.com.vn/).

2.2.3. Phương pháp nuôi cấy sinh gelatinase từ vi khuẩn

Vi khuẩn được nuôi sinh gelatinase bằng phương pháp nuôi cấy chìm bao gồm các khâu: chuẩn bị môi trường, hoạt hóa giống, nhân giống trên máy lắc và nuôi cấy sinh enzyme. Lượng nhân giống thường là 5÷10% so với thể tích môi trường nuôi, thời gian nuôi có thể kéo dài từ 2÷4 ngày tùy từng loài vi sinh vật [1, 2].

2.2.4. Phương pháp thu dịch gelatinase thô

Chủng vi khuẩn tuyển chọn được nuôi cấy trong môi trường nuôi sinh gelatinase cơ bản ở 30oC, trên máy lắc 180 vòng/phút từ 36-48 giờ. Canh trường nuôi cấy được ly tâm lạnh ở 4oC, tốc độ 4000 vòng/phút trong 15 phút để loại bỏ

sinh khối vi khuẩn. Phần dịch còn lại chứa gelatinase và một số chất hòa tan khác gọi là dịch gelatinase thô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận enzyme gelatinase từ vi khuẩn (Trang 53 - 54)