Vi khuẩn Bacillus subtilis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận enzyme gelatinase từ vi khuẩn (Trang 45 - 46)

- Đặc điểm phân loại

Theo đặc điểm phân loại của Bergey (1994), vi khuẩn Bacillus subtilis thuộc: Bộ: Eubacterriales

Họ: Bacillaceae

Giống: Bacillus

- Đặc điểm phân bố

Vi khuẩn Bacillus subtilis thuộc nhóm vi sinh vật bắt buộc của đường ruột, chúng được phân bố hầu hết trong tự nhiên như: cỏ khô, bụi, đất, nước, Phần lớn chúng tồn tại trong đất, thông thường đất trồng trọt chứa khoảng 10÷100 triệu CFU/g.

Đất nghèo dinh dưỡng ở sa mạc, đất hoang thì Bacillus subtilis rất hiếm. Nước và bùn ở cửa sông cũng như nước biển có sự tồn tại của bào tử và tế bào sinh dưỡng vi khuẩn Bacillus subtilis.

- Đặc điểm hình thái

Vi khuẩn Bacillus subtilis có dạng trực khuẩn nhỏ và ngắn, hai đầu tròn, bắt màu Gram dương, kích thước 0,5÷0,8 µm x 1,5÷3 µm, thường đứng đơn lẻ hoặc tạo thành chuỗi ngắn. Vi khuẩn có khả năng di động, có từ 8÷12 tiên mao, sinh bào tử nhỏ hơn tế bào sinh dưỡng, kích thước 0,9÷0,6 µm và chịu nhiệt khá cao.

- Đặc điểm nuôi cấy

Điều kiện nuôi cấy: hiếu khí, nhiệt độ tối ưu 37oC.

Nhu cầu O2: Bacillus subtillis là vi khuẩn hiếu khí nhưng có khả năng phát triển trong môi trường thiếu oxy.

Độ pH: thích hợp nhất với pH = 7÷7,4.

Trên môi trường thạch đĩa TSA: khuẩn lạc dạng tròn, rìa răng cưa không đều, có tâm sẫm màu, phát triển chậm, màu vàng sám, đường kính 3÷5 mm. Sau 1÷4 ngày bề mặt nhăn nheo, màu hơi sẫm.

Trên môi trường thạch nghiêng TSA: dễ mọc, tạo thành màu hơi xám, rìa gợn sóng.

Môi trường canh TSB: Bacillus subtilis phát triển làm đục môi trường, tạo màng nhăn trên bề mặt môi trường canh, lắng cặn kết lại như vẩn mây ở đáy, khó tan đều khi lắc lên.

- Dinh dưỡng: cần các nguyên tố C, H, O, N và các nguyên tố khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận enzyme gelatinase từ vi khuẩn (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)