Về quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 91)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.2.4. Về quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng

Phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT

Theo quy định tại Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính việc hoàn thuế GTGT được chia thành hai trường hợp: "hoàn thuế trước, kiểm tra sau" và "kiểm tra trước, hoàn thuế sau". Tuy nhiên, như đã trình bày ở Chương 2, Tổng cục Thuế cũng thừa nhận vướng mắc nhất hiện nay là các quy định chưa rõ ràng về trường hợp nào, đối tượng nào thì được hoàn thuế trước hay hoàn thuế sau. Chính vì vậy, ngay từ khâu lập hồ sơ hoàn thuế, người nộp thuế cũng không biết trường hợp của mình thì sau bao lâu được hoàn thuế. Thậm chí ngay cả cán bộ thuế cũng lúng túng trong việc phân loại hồ sơ hoàn thuế.

Để có thể hoàn thuế nhanh nhất cho người dân thì phải thực hiện đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế, cụ thể:

* Bộ Tài chính cần phải có văn bản quy định rõ ràng, cụ thể trường hợp nào thuộc diện "hoàn thuế trước, kiểm tra sau" và "kiểm tra trước, hoàn

thuế sau". Trên cơ sở đó, người nộp thuế sau khi tính thuế, khai thuế, khai

quyết toán thuế mà thấy có số tiền thuế đầu vào lớn hơn đầu ra trong ba tháng liền thuộc diện được hoàn thuế GTGT thì chỉ cần đánh vào ô đề nghị hoàn thuế. Nếu số liệu khai thuế không sai sót thì việc hoàn thuế được thực hiện ngay. Còn đối với các trường hợp hoàn thuế mà cần phải đối chiếu chứng từ, hồ sơ tài liệu như hoàn thuế trong trường hợp sáp nhập, giải thể, chuyển đổi sở hữu… thì sẽ áp dụng trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau. Loại bỏ 3 loại giấy tờ sau trong thành phần hồ sơ đề nghị hoàn thuế của trường hợp

"hoàn thuế trước, kiểm tra sau", đó là:

+ Các tài liệu khác liên quan đến chứng từ hoàn thuế; + Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở.

Tiếp tục thực hiện về cải cách thủ tục hành chính (theo Đề án 30 của Chính phủ), Tổng cục Thuế nên sớm ban hành văn bản cho phép bỏ qua khâu thẩm định pháp lý đối với hồ sơ hoàn thuế, qua đó giảm được hai chữ ký và rút ngắn thêm hai ngày trong quy trình hoàn thuế nhằm đơn giản hóa thủ tục về hoàn thuế GTGT.

Về thủ tục "hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng tiền (trường hợp kiểm tra trước hoàn sau)": Loại bỏ "Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở" trong thành phần hồ sơ đối với

trường hợp "kiểm tra trước, hoàn thuế sau". Bổ sung "Chứng từ nộp thuế"

trong Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007.

* Trong khi chưa có văn bản hướng dẫn phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT nói trên, thì Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan cần nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT nhằm mục đích chủ động phân loại doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp nào nghiêm chỉnh chấp hành chính sách thuế, chưa từng có hành vi vi phạm thì áp dụng cơ chế "hoàn thuế trước, kiểm tra sau". Đối với các doanh nghiệp đã từng có lần vi phạm pháp luật thuế hoặc

không chấp hành tốt luật thuế GTGT, không thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đã bị xử phạt thì áp dụng cơ chế "kiểm tra trước, hoàn thuế sau".

Tương ứng với từng đối tượng sẽ qui định thời gian xem xét, kiểm tra, xét, duyệt hồ sơ hoàn thuế GTGT.

Do vậy, cần có sự phối hợp tốt hơn giữa cơ quan quản lý các địa phương để quản lý đối tượng nộp thuế và đối tượng mua hàng, cần có một hệ thống thông tin nối mạng hoàn chỉnh hơn đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao hiện nay.

Giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT

Đối với các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế của nhà nước nói chung và pháp luật về hoàn thuế GTGT nói riêng thì ngành thuế sẽ đảm bảo thời gian hoàn thuế cho các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nhưng đối với các trường hợp ngành thuế nghi ngờ về doanh nghiệp gian lận thuế GTGT, cần có thời gian để xác minh thì thời hạn 15 ngày là không đủ, bởi vì việc xác minh các hóa đơn mất rất nhiều thời gian, thậm chí số hồ sơ gửi đi xác minh còn không được cơ quan thuế các địa phương phản hồi.

Do công tác xác minh, đối chiếu hóa đơn phục vụ hoàn thuế GTGT giữa các địa phương hiện nay vẫn làm theo phương pháp thủ công (xác minh bằng văn thư), nên không phát hiện kịp thời việc sử dụng các hóa đơn đã thông báo mất, thông báo hết hiệu lực sử dụng, hóa đơn mua bán bất hợp pháp...

Vì vậy, cần phải thực hiện việc kiểm tra tính hợp pháp của các hóa đơn, chứng từ khi ban hành chứ không phải chờ đến khi doanh nghiệp xin hoàn thuế GTGT mới kiểm tra hồ sơ xin hoàn thuế.

Để làm được điều này, cần phải có sự kết hợp, quản lý đồng bộ giữa các ngành, cơ quan quản lý, cụ thể: Cục thuế các tỉnh, thành phố cần phải có kế hoạch chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc rà soát tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp qua thông tin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, kê khai đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế của các doanh nghiệp để phòng tránh các trường hợp doanh nghiệp tuy có quyết định thành lập nhưng địa điểm và hoạt động ở đâu, từ bao giờ, cơ quan thuế cũng như cơ quan ban hành quyết định thành lập doanh nghiệp cũng không tìm ra. Trong khi ngành thuế thì vẫn phải xuất bán hóa đơn mới cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp "ma" thì đã ngừng hoạt động từ lâu, còn hóa đơn thật thì bị thất thoát, trôi nổi trên thị trường.

Như vậy, để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản hóa phù hợp với công tác quản lý hiện nay, thì cần phải sửa đổi ngay một số luật thuế hiện hành.

Cụ thể, Luật Quản lý thuế cần phải sửa theo hướng "phân loại đối tượng nộp/hoàn thuế theo quy mô để có biện pháp quản lý phù hợp và áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, vừa tránh thất thu cho ngân sách, vừa đơn giản hóa thủ tục". Ngoài ra, Bộ Tài chính cần có các văn bản hướng dẫn sửa

đổi, bổ sung Thông tư số 60/2007/TT-BTC, trong đó có quy định cụ thể trường hợp "hoàn trước kiểm tra sau" và "kiểm tra trước, hoàn thuế sau"

trình tự thực hiện theo hướng công khai các tiêu chí phân loại rủi ro để các doanh nghiệp xác định được mình là đối tượng được "hoàn thuế trước, kiểm tra sau" hay "kiểm tra trước, hoàn thuế sau" khi làm thủ tục hoàn thuế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)