GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
3.1 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
3.1 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
Thông qua việc hoàn thuế GTGT, Nhà nước đã bước đầu có những hỗ trợ tích cực về chính sách và ưu đãi về vốn đối với các doanh nghiệp thuộc diện đối tượng được hoàn thuế, giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, kích thích hoạt động xuất khẩu hàng hóa dịch vụ góp phần kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của kinh tế - xã hội hiện nay, đòi hỏi pháp luật về hoàn thuế GTGT ở nước ta cần phải được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý kịp thời để đáp ứng, phù hợp với nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Tuy nhiên, quy định các nội dung pháp luật về hoàn thuế GTGT là một trong những vấn đề khó, rất mới và mang tính thời sự, nhạy cảm hiện nay không những về phía các chủ thể xin hoàn thuế, mà còn ngay cả về phía các cơ quan thuế nhà nước có thẩm quyền khi xét, duyệt, giải quyết hoàn thuế GTGT. Vì vậy, khi đề xuất, xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT cần thiết phải có những quan điểm hợp lý, khả thi và nhất quán trong chính sách hoàn thuế để đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng của các chủ thể trong việc áp dụng và thực hiện chính sách về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam.
Khi đề xuất các giải pháp, cần phải nắm vững quan điểm về cải cách, đảm bảo tính hiệu quả, khoa học để tạo tính thống nhất trong suốt quá trình hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT. Mặt khác, quá trình hoàn thiện pháp
luật về hoàn thuế GTGT cũng phải tuân thủ theo các định hướng, chỉ đạo cải cách về thuế của Đảng và Chính phủ. Xuất phát từ những quan điểm này để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT hiện hành theo một trật tự khoa học mới, sẽ hạn chế được tối đa những rủi ro phát sinh trong qua trình áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT trong đời sống kinh tế - xã hội.
Trước hết, hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo tính hiệu quả và khả thi. Yêu cầu này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp và giới luật học trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT cần tính đến tính khả thi của mỗi quy định, tính hiệu quả, lợi ích thu được khi đặt ra các quy định đó.
Một quy định không khả thi sẽ dẫn đến hậu quả làm giảm hiệu lực điều tiết của cả văn bản pháp luật, dưới góc độ kinh tế, việc ban hành văn bản pháp luật về hoàn thuế đó sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế. Do đó, các quy định pháp luật hoàn thuế GTGT về đối tượng và các trường hợp hoàn thuế, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, chứng từ hoàn thuế… phải gọn nhẹ, giảm thiểu các thủ tục rườm rà, giảm thiểu các giấy tờ không cần thiết. Bên cạnh đó, các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo vừa không cản trở hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ sở có đăng ký kinh doanh, vừa phải phục vụ tốt nhất hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, ngăn chặn được hành vi cố tình gian lận, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của các chủ thể.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT phải bảo đảm tính
thống nhất phù hợp với pháp luật thuế GTGT và pháp luật về hệ thống thuế, đồng thời, đồng bộ với pháp luật kinh tế, tài chính của đất nước. Pháp luật hoàn thuế GTGT ở Việt Nam có phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng nên có tác động và liên quan đến một số luật khác như: Luật doanh nghiệp, Luật quản lý thuế, Luật ngân hàng… Ngoài ra, để triển khai có hiệu quả các văn
bản chính sách, pháp luật về hoàn thuế GTGT trên thực tế đòi hỏi các văn bản điều chỉnh về nghiệp vụ quản lý thuế, nghiệp vụ tài chính ngân hàng phải đồng bộ, giúp cho các giao dịch kinh tế thể hiện tính minh bạch, chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ được thực hiện một cách tự giác trong quần chúng nhân dân. Thuận tiện cho các doanh nghiệp, các chủ thể thuộc diện hoàn thuế và thuận lợi ngay cả với cơ quan thuế có thẩm quyền khi xét duyệt, giải quyết hoàn thuế GTGT.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo được
quyền lợi chính đáng của người nộp thuế, có ảnh hưởng tích cực cho các doanh nghiệp, tạo điệu kiện thuận lợi trong sản xuất, lưu thông và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Với đặc thù là một nước đang phát triển như nước ta thì những vấn đề phát sinh về thuế GTGT cần phải được các cơ quan nhà nước quan tâm để dần hoàn thiện nhằm phản ánh đúng thực tiễn hoàn thuế GTGT ở nước ta.
Thứ tư, dựa vào những bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật về
hoàn thuế GTGT ở Việt Nam và phù hợp với yêu cầu của hội nhập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính, thuế hiện nay. Các giải pháp mới về pháp luật hoàn thuế GTGT cần phải đảm bảo tính mở trong suốt quá trình hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT.
Việt Nam đã chứng tỏ là một quốc gia có trách nhiệm qua một năm nhiệm kỳ luân phiên làm chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2010, đồng thời với vai trò là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên nước ta cũng đang phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan theo lộ trình đã cam kết với quốc tế. Xuất phát cũng là một nước nhập siêu nên khi thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan nên Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung nguồn lực cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, pháp luật về hoàn thuế GTGT cũng là một trong những biện pháp hợp lý để nhà nước tiếp tục hoàn thiện Luật thuế GTGT nói riêng và hệ thống chính
sách kinh tế - tài chính nói chung để đáp ứng yêu cầu hội nhập để phát triển kinh tế đất nước.