NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

Pháp luật về hoàn thuế GTGT điều chỉnh mối quan hệ giữa một bên là nhà nước (đại diện là cơ quan thuế) và một bên là chủ thể yêu cầu hoàn thuế. Quan hệ pháp luật này xuất hiện khi có sự kiện pháp lý là đơn yêu cầu hoàn thuế của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có quyền này.

Quan hệ pháp luật hoàn thuế GTGT được xem xét như cấu trúc hoàn chỉnh của một quan hệ pháp luật, đó là chủ thể, khách thể và nội dung quan hệ pháp luật. Mục đích của cơ quan thuế hay các chủ thể yêu cầu hoàn thuế khi tham gia quan hệ hoàn thuế GTGT, chính là đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, bảo vệ được quyền lợi của các chủ thể nộp thuế và thực hiện tốt

nhiệm vụ công vụ nhà nước giao cho, đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong lĩnh vực thuế.

Quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng, quy định về hoàn thuế GTGT, cụ thể về: Đối tượng, điều kiện, các trường hợp được hoàn thuế, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế GTGT như:

Luật thuế GTGT được Quốc hội khóa XII, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03/6/2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009;

Luật quản lý thuế được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và hệ thống các văn bản về thuế đã quy định, hướng dẫn khá chi tiết về các nội dung liên quan đến hoàn thuế GTGT;

Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 01/01/2009;

Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;

Thông tư số 129/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT;

Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế 2006 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP;

Quyết định số 1485/QĐ-TCT ngày 14/10/2009 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình hoàn thuế;

Thông tư số 205/2009/TT-BTC ngày 26/10/2009 hướng dẫn thủ tục hoàn thuế GTGT đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm;

Thông tư số 94/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 30/6/2010, có hiệu lực thi hành ngày 14/8/2010 hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008.

Hoàn thuế GTGT được thực hiện khi có quyết định hành chính của cơ quan thuế có thẩm quyền. Cơ quan thuế ra quyết định hoàn trả lại cho chủ thể nộp thuế GTGT một khoản tiền thuế nhất định. Quyết định hoàn thuế được ban hành khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn. Cụ thể, trường hợp yêu cầu hoàn thuế của doanh nghiệp phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 13, Luật thuế GTGT. Đồng thời, quyết định hoàn thuế GTGT chỉ được thực hiện sau khi cơ quan thuế đã xác thực được rằng chủ thể nộp đơn yêu cầu hoàn thuế GTGT đã cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định tại Điều 14, Luật thuế GTGT để chứng minh họ có đủ điều kiện hoàn thuế.

Tại điều 10, Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã quy định về việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Điều 13, Luật thuế GTGT năm 2008;

Như vậy, pháp luật về hoàn thuế GTGT được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữa một bên chủ thể là nhà nước (đại diện là các cơ quan thuế có thẩm quyền) và một bên chủ thể là các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu hoàn thuế GTGT có liên quan đến việc hoàn lại số tiền thuế nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ hết cho chủ thể được hoàn thuế GTGT khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về thuế. Thông qua việc ra quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan thuế đối với chủ thể được hoàn thuế GTGTcho thấy pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này mang

đậm tính mệnh lệnh hành chính. Cụ thể, pháp luật về hoàn thuế GTGT bao gồm các quan hệ pháp luật điều chỉnh về đối tượng và các trường hợp hoàn thuế GTGT, điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT, quy trình, thời hạn giải quyết hoàn thuế GTGT, hồ sơ, hóa đơn hoàn thuế GTGT và giải quyết tranh chấp về hoàn thuế GTGT.

Tóm lại, chế định hoàn thuế GTGT không những có ý nghĩa to lớn đối

với các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn góp phần tạo đà, tăng trưởng đối với nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập để phát triển.

Thông qua hoàn thuế GTGT, Nhà nước mong muốn bảo đảm tính công bằng, bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế, góp phần kích thích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo các điều kiện hỗ trợ cơ chế, chính sách, ưu đãi về vốn cho doanh nghiệp; thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, hoàn thuế GTGT cũng sẽ tạo động lực cần thiết để kích thích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, nhằm tăng kim ngạch hàng xuất khẩu của đất nước.

Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có nền kinh tế đang hội nhập để phát triển. Do đó, việc áp dụng chế định hoàn thuế GTGT ở nước ta là rất cần thiết, phù hợp với mong muốn của các chủ thể có nộp thuế khi tham gia hoạt động kinh tế. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là, cơ quan thuế nhà nước có thẩm quyền và ngay cả các doanh nghiệp khi thực hiện chính sách về hoàn thuế GTGT thì đều phải nghiêm chỉnh và đảm bảo tính pháp chế đối với luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn nói riêng và hệ thống về thuế của nhà nước nói chung.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)