Thu hẹp đối tƣợng hoàn thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 80)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.2.1. Thu hẹp đối tƣợng hoàn thuế giá trị gia tăng

Hoàn thuế GTGT là một chính sách ưu việt của Luật thuế GTGT nhằm hỗ trợ cho các cơ sở kinh doanh, số tiền hoàn thuế được trích từ "quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng" là số tiền thuế GTGT mà các doanh nghiệp đã nộp trước đó. Hoàn thuế GTGT mang tính chất ưu đãi, tài trợ của nhà nước. Vì vậy, không phải bất cứ đối tượng nào cũng có quyền hoàn thuế, quyền này chỉ xuất hiện ở những đối tượng Nhà nước cần khuyến khích.

Hiện nay, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành về hoàn thuế GTGT hiện quy định tất cả 8 trường hợp thuộc diện được hoàn thuế GTGT (đối với mỗi trường hợp, có kèm theo các điều kiện cụ thể). Trong số đó có trường hợp hoàn thuế được quy định trong Luật thuế GTGT, có trường hợp hoàn thuế lại được quy định tại các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.

Như đã phân tích ở chương 2, việc quy định chưa thống nhất tất cả các trường hợp hoàn thuế GTGT trong Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã gây ít nhiều khó khăn trong việc thanh tra, kiểm tra đối

với việc xin hoàn thuế GTGT cho cơ quan quản lý thuế. Vì vậy, cần thiết phải chuẩn hóa nội dung giữa các văn bản pháp quy trong Luật thuế GTGT về các trường hợp hoàn thuế.

Theo nguyên lý về thuế GTGT, đối tượng nộp thuế chỉ được khấu trừ và hoàn thuế GTGT khi xác định được số thuế đầu ra và số thuế đầu vào. Nếu đối tượng nộp thuế có phát sinh thuế đầu ra nhưng lại không có thuế đầu vào (hàng hóa, dịch vụ mua vào rơi vào trường hợp không chịu thuế GTGT) thì sẽ không được khấu trừ thuế vì không xác định được cơ sở để tiến hành khấu trừ thuế. Trường hợp đối tượng nộp thuế có phát sinh số thuế đầu vào nhưng lại không có thuế đầu ra (hàng hóa, dịch vụ bán ra không thuộc diện chịu thuế GTGT) thì đối tượng nộp thuế cũng không được hoàn thuế.

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc hoàn thuế cũng như bản chất của việc hoàn thuế, pháp luật thuế GTGT nên có những sửa đổi theo hướng thu hẹp các đối tượng được hoàn thuế để cơ chế hoàn thuế GTGT đảm bảo tính bình đẳng, lành mạnh cho môi trường sản xuất, kinh doanh giữa các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế ở nước ta. Pháp luật về hoàn thuế GTGT cần tránh những quy định đưa ra quá nhiều đặc ân đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Do vậy những trường hợp sau đây nên đưa ra khỏi diện được hoàn thuế GTGT:

* Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA: các tổ chức sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa dịch vụ tại Việt Nam nên đưa ra khỏi diện được hoàn thuế bởi chế định hoàn thuế trong thuế GTGT không kiêm nhiệm chức năng thực hiện chính sách xã hội, chức năng này được thực hiện thông qua các qui định về thuế suất và các hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT.

Do các chủ thể có sử dụng nguồn vốn ODA thường đã được hưởng các ưu đãi khác của nhà nước như ưu đãi về thủ tục xét duyệt đầu tư, thủ tục

thuê đất dài hạn hay gia hạn, miễn một phần hoặc kéo dài thời hạn nộp thuế… nên để thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi trong việc sử dụng các nguồn vốn này, hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp khác như hỗ trợ về lãi suất mà không nhất thiết phải là cho hoàn thuế GTGT. Sở dĩ có đề xuất này là nhằm tránh quá nhiều các đặc quyền cho các dự án có sử dụng vốn ODA, trong khi các doanh nghiệp trong nước lại không được hưởng các đặc quyền này

* Trường hợp đối tượng nộp thuế là tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản: có số thuế GTGT nộp thừa, thì cơ quan thuế thực hiện việc thoái thu khi quyết toán thuế và được qui định trong các điều luật về quyết toán thuế, mà không nên nằm trong điều khoản về hoàn thuế. Thoái thu khác biệt với hoàn thuế về bản chất, cơ sở pháp lý đồng thời thoái thu khi quyết toán thuế là hiện tượng bình thường trong bất kỳ sắc thuế nào khi số tiền tạm nộp lớn hơn số tiền phải nộp sau khi quyết toán thuế hoặc khi có sự nhầm lẫn.

* "Hoàn thuế trong trường hợp có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" là một qui định thừa, không khả thi, mơ hồ và

nên loại bỏ bởi nếu không sẽ dẫn đến trường hợp tùy tiện và lạm dụng qui định này. Bởi các quyết định hoàn thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như (Cục Thuế các tỉnh, thành phố hoặc Tổng cục Thuế) chỉ được ban hành khi hội đủ các điều kiện luật định. Không thể có một quyết định hoàn thuế lại căn cứ vào một quyết định hoàn thuế.

Điều 13 Luật thuế GTGT quy định về "các trường hợp hoàn thuế" là

4 trường hợp. Trong khi Chính phủ lại quy định chi tiết thành 8 trường hợp tại Điều 10, Chương 3 của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008. Do vậy, trong thời gian tới, Điều 13 Luật thuế GTGT cần sửa đổi và quy định các trường hợp hoàn thuế GTGT như sau:

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

2. Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ mới thành lập hoặc có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

3. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.

Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT phải thống nhất với các quy định tại Điều 13 Luật này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)