Hóa đơn, chứng từ hoàn thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 64)

Trong nền kinh tế thị trường, do các hoạt động kinh tế được phát sinh liên tục qua hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ nên không thể thiếu được vai trò của tờ hóa đơn GTGT. Trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực thuế nói riêng hiện nay, chưa có một văn bản, công văn cụ thể nào đưa ra định nghĩa rõ ràng, chung nhất về hóa đơn, chứng từ.

Tuy nhiên, xét ở góc độ vai trò, chức năng của hóa đơn hoàn thuế thì chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của chứng từ này. Hóa đơn GTGT là một trong những căn cứ để xác định và xét hoàn thuế GTGT nhưng thực tế ở nước ta cho thấy, việc mua bán hàng hóa, dịch vụ hầu như đều được thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Một số lượng lớn các giao dịch không cần tới hóa đơn GTGT nên vấn đề hóa đơn, chứng từ trong hoàn thuế GTGT hiện nay là một khó khăn, vướng mắc.

Ngày 14/5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về việc hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 thay thế cho Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn. Tại Điều 15, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định:

1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.

2. Hóa đơn phải được lập theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Bộ Tài chính quy định thứ tự lập hóa đơn đối với trường hợp nhiều cơ sở của cùng đơn vị kế toán sử dụng chung một loại hóa đơn có cùng tên, cùng ký hiệu.

3. Ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, sử dụng. Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được giao tương ứng.

4. Trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng; bán hàng hóa, dịch vụ cùng lúc cho nhiều người tiêu dùng, khi lập hóa đơn người bán hoặc người mua không phải ký tên theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Hóa đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

6. Bộ Tài chính quy định việc lập hóa đơn đối với các trường hợp cụ thể khác [13].

Hóa đơn GTGT là chứng từ xác nhận quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thanh toán, quyết toán tài chính, xác định chi phí hợp lý và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong việc thực hiện Luật thuế GTGT thì hóa đơn lại có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thuế, đảm bảo tính chính xác và chống thất thoát tiền ngân sách nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt chế độ kế toán thống kê, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Do hóa đơn GTGT là một trong những căn cứ quan trọng để xác định để xét, duyệt hoàn thuế GTGT. Vì vậy, hơn 10 năm qua, hàng loạt các chiêu thức gian lận thuế qua hóa đơn, chứng từ từ đơn giản đến tinh vi đã được một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng để hoàn thuế GTGT cụ thể:

Hình thức thành lập doanh nghiệp "ma" để mua được hóa đơn từ cơ

quan thuế cũng xảy ra phổ biến. Việc thành lập doanh nghiệp "ma" được coi là kinh doanh vốn ít nhiều lời. Với một giấy chứng minh nhân dân, một bản hộ khẩu (hoặc hợp đồng thuê nhà), cộng với mấy mẫu khai cấp sẵn và phí làm thủ tục là có thể thành lập doanh nghiệp, được cấp mã số thuế, mua và sử dụng hóa đơn GTGT (từ 50 hóa đơn/quyển trở lên). Thêm việc bỏ tiền ra chi, trả lương cho vị giám đốc thuê thì doanh nghiệp đã có thể mua và sử dụng hóa đơn.

Những doanh nghiệp kiểu này khi xuất khống hóa đơn là đã kiếm được từ 20 - 50% số tiền thuế. Trong các hành vi gian lận, hình thức mua bán hóa đơn khống được sử dụng khá nhiều. Đây là những hóa đơn GTGT hợp pháp, được phát hành nhưng thực chất không xảy ra chuyện mua bán hàng hóa dịch vụ. Rõ ràng, kiểu kinh doanh như vậy chẳng cần bỏ vốn mà còn kiếm được lời khá lớn.

Ví dụ 9: Trên báo Hà Nội mới online, ngày 26/3/2006 có đưa loạt bài

"Doanh nghiệp ma móc túi nhà nước". Nội dung bài viết nêu rõ tính trạng

những năm gần đây, các doanh nghiệp ma đã móc túi nhà nước hàng trăm, ngàn tỷ đồng thông qua việc hoàn thuế GTGT. Công an Phú Thọ hiện đang phá vụ án vụ buôn bán hóa đơn GTGT, với trị giá khai khống lên tới trên trăm tỷ đồng, liên quan gần 30 tỉnh, thành suốt từ Bắc vào Nam. Từ vụ án này, công an Phú Thọ đã phát hiện ra gần 100 doanh nghiệp "ma" ở Hà Nội, đồng

thời đã mở rộng thêm ba chuyên án khác liên quan đến khấu trừ thuế GTGT và rút ruột công trình.

Nguyễn Thị Ngọc Anh, chủ sạp hàng buôn bán ở chợ Mè, thị xã Phú Thọ đã chỉ đạo, rủ rê năm đối tượng khác (chủ yếu là người nhà) lập doanh nghiệp với mục đích chính... mua và bán hóa đơn GTGT. Để hợp thức hóa đầu vào, thị Anh đã mua hóa đơn của các doanh nghiệp "ma" khác. Cụ thể,

ở Hà Nội và một doanh nghiệp ở Hà Tây tổng cộng 378 tờ hóa đơn GTGT. Mang hóa đơn này về, thị Anh thỏa sức... "vẽ voi". Kết quả, thị Anh "vẽ" hóa

đơn đầu vào có tổng trị giá (khống) lên tới trên 96 tỷ đồng. Khi có đầu vào rồi, thị Anh cùng các đầu mối của mình đến CCT thị xã Phú Thọ mua hóa đơn xịn để làm đầu ra.

Từ hóa đơn xịn này, thị Anh cùng các đệ tử đã "bôi đen" 7.783 tờ hóa đơn để bán cho 1.127 cơ quan, tổ chức, cá nhân nằm trên 23 tỉnh, thành với trị giá khống ghi trên hóa đơn trên 98 tỷ đồng. Vì hóa đơn khống này, Nhà nước mất trắng 7,4 tỷ đồng do phải hoàn thuế, thị Anh đã thu lời bất chính trên 4 tỷ đồng. Số trên 3 tỷ đồng còn lại là phần các doanh nghiệp mua hóa đơn khống được hưởng. Khi cơ quan công an xác minh khoảng 50/89 doanh nghiệp ở Hà Nội đã bán hóa đơn đầu vào cho thị Anh thì chỉ có một doanh nghiệp còn tồn tại, còn tất cả các doanh nghiệp khác đều đã biến mất [14].

Doanh nghiệp "ma" thường tồn tại dưới hình thức là công ty TNHH

hay doanh nghiệp tư nhân. Bởi những hình thức này hồ sơ làm thủ tục đơn giản hơn nhiều so với loại hình khác. Doanh nghiệp "ma" thường đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh, ngành nghề hoạt động chủ yếu là dịch vụ thương mại tổng hợp, những ngành nghề không phải đăng ký vốn pháp định và ngành nghề có điều kiện để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng hoặc dễ dàng bỏ trốn khi bị phát hiện. Chủ doanh nghiệp thường là người từ địa phương khác đến và trụ sở giao dịch thông thường là đi thuê địa điểm.

Đặc biệt, một điểm dễ nhận biết đó là thời gian tồn tại ngắn, sau đó

"mất tích" hoặc giải thể để thành lập doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, số

lượng hóa đơn doanh nghiệp mua rất nhiều và khoảng cách giữa những lần mua ngắn… Đây chỉ là một vài nhận dạng kiểu doanh nghiệp "ma", nhưng

tại và hòng qua mắt cơ quan chức năng. Như vậy, doanh nghiệp "ma" ngày

càng xuất hiện nhiều, bởi chính sự thông thoáng trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên đã bị các đối tượng lợi dụng một cách dễ dàng.

Sự tồn tại doanh nghiệp "ma" từ nhiều năm nay đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước. Nhiều vụ việc được cơ quan chức năng điều tra phát hiện cũng liên quan đến tình hình mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Điều đó cho thấy nhiều doanh nghiệp "ma" hoạt động rất tinh vi, cần có sự

quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Chỉ cần có được quyển hóa đơn lần đầu, những đối tượng gian lận sử dụng đã gây thiệt hại cho Nhà nước. Hiện chưa có quy định cụ thể về việc phối hợp đối chiếu theo thời gian hàng tháng, hàng quý, đó là kẽ hở cho những doanh nghiệp "ma" hoạt động. Ngoài ra, việc mua hóa đơn những lần

tiếp theo (nếu có nhu cầu) trong cùng một tháng với lần đầu tiên cũng tạo sơ hở cho đối tượng này lợi dụng. Bởi doanh nghiệp không cần phải làm bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra và không báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn do chưa đến thời điểm làm báo cáo và kê khai thuế GTGT. Vì vậy, doanh nghiệp "ma" có thể mua nhiều lần với nhiều quyển hóa đơn trong 1 tháng và

số hóa đơn đó tất nhiên là để dành bán cho những ai có nhu cầu.

Từ đó cho thấy, việc quản lý mua hóa đơn chưa chặt chẽ, công tác kiểm tra, đối chiếu cũng chưa thực hiện tốt và chỉ khi nào có nghi vấn thì cơ quan chức năng mới vào cuộc.

Mỗi số hóa đơn phải có từ 03 liên trở lên, trường hợp sử dụng hóa đơn có 02 liên thì phải được cơ quan thuế chấp thuận. Trong đó, liên 1: lưu, liên 2: giao khách hàng, liên 3: nội bộ. Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì liên 3 được lưu tại cơ quan hải quan. Đối với hóa đơn bán lẻ sử dụng cho máy tính tiền phải có 02 liên trở lên, liên 1: lưu, liên 2: giao khách hàng.

Một trong những cách gian lận đơn giản, không tốn nhiều công sức đó sử dụng hóa đơn giả hoặc cạo, sửa hóa đơn thật ghi chênh lệch thuế GTGT

giữa liên 1 (người bán giữ) và liên 2 (giao cho khách hàng) khác nhau. Người bán ghi giá trị trên liên 2 của hóa đơn cao hơn giá thanh toán trên thực tế giúp người mua tăng số thuế GTGT đầu vào để hoàn thuế GTGT.

Ví dụ 10: Qua công tác kiểm tra, cơ quan thuế Thành phố Hồ Chí Minh từng "phát hiện một Công ty trách nhiệm hữu hạn Năng Toàn ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, xuất 87 hóa đơn bán hàng có số thuế GTGT liên 1 và liên 2 chênh lệch nhau đến hơn 2 tỉ đồng. Số thuế GTGT trên liên 1 chỉ có hơn 10,2 triệu đồng nhưng số thuế GTGT ghi trên liên 2 lên đến 2,1 tỉ đồng" [22].

Những hình thức gian lận khác đơn giản hơn như: Báo mất hóa đơn nhưng thực tế vẫn sử dụng, nghỉ kinh doanh nhưng không trả lại hóa đơn…

Ngoài hóa đơn ra thì theo qui định hiện hành còn có một số chứng từ rất quan trọng có tính chất tương đương, có giá trị như hóa đơn là các loại bảng kê như: bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và bảng kê thu mua hàng hóa nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến; đất, đá, cát, sỏi, phê liệu không có hóa đơn. Chính sự đa dạng của hóa đơn và nhất là việc xem bảng kê là một chứng từ như hóa đơn như trên, thì trong thời gian vừa qua, vấn nạn gian lận trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT bắt nguồn từ bảng kê được thể hiện trên hai hướng cả đầu ra và đầu vào (rất dễ bị lợi dụng thông qua việc hợp thức hóa đầu vào) như lập bảng kê mua hàng hóa khống để làm chứng từ hoàn thuế...

Mặt khác, Luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã quy định việc mua bán hàng hóa, dịch vụ phải xuất hóa đơn. Quy định, doanh nghiệp, cá nhân khi bán hàng có giá trên 100.000 đồng, dù người mua không có yêu cầu thì vẫn phải có trách nhiệm xuất hóa đơn.

Tuy nhiên, tại Thành phố Hồ Chí Minh, báo chí thời gian qua đã làm một vài cuộc điều tra và nhận thấy việc không xuất hóa đơn khi bán hàng là khá phổ biến. Rất nhiều cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm (những đơn vị bán lẻ, đã thu tiền thuế GTGT từ người tiêu dùng) hầu hết đều không xuất hóa đơn theo quy định nói trên hoặc bán hàng cho người tiêu dùng có giá trị trên

100.000 đồng mỗi lần thu tiền nhưng không lập hóa đơn hoặc khi giao hàng không lập hóa đơn ngay mà hẹn vài ngày mới lập hóa hoặc không lấy hóa đơn thì được tính giá sản phẩm rẻ hơn (trong trường hợp người mua hàng ở tỉnh khác thì khó mà có thể quay trở lại nơi mua hàng hóa, dịch vụ để lấy hóa đơn được nên thường bỏ không lấy hóa đơn được).

Câu chuyện của ông Bùi Xuân Luyện, trú tại phường 4, quận 5 phía đại diện người mua hàng cho thấy rõ lý do người dân không mặn mà với hóa đơn: "Khi tôi mua tivi tại siêu thị điện máy, người bán bảo phải 3 ngày sau đến lấy hóa đơn. Nếu tôi ở Bình Dương, liệu tôi có lặn lội quay lên để lấy một tờ hóa đơn mà không biết dùng vào việc gì?" [20].

Lợi dụng điều này, nhiều doanh nghiệp đã không xuất hóa đơn dù khách hàng vẫn phải trả 10% GTGT. Đây chính là một sơ hở mà người bán hàng hóa, dịch vụ lợi dụng để trục lợi và đòi hoàn thuế GTGT với nhà nước. Tình trạng này không chỉ có ở một vài tỉnh thành mà phổ biến ở rất nhiều địa phương khác trong cả nước.

Nhiều doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn, nhưng lại đòi được hoàn thuế. Vì có thể tự quyết định trong việc xuất hay không xuất hóa đơn nên doanh nghiệp bán lẻ chính là loại hình doanh nghiệp dễ dàng chiếm dụng GTGT của nhà nước, vì việc họ cố tình giấu doanh số, không có gì khó khăn. Vi phạm chủ yếu đều thông qua cách bán hàng không xuất hóa đơn, lập hai sổ sách kế toán chênh lệch nhau.

Tình trạng mua bán hàng khống xuất hóa đơn xảy ra từ nhiều năm nay. Vấn đề ở chỗ là khâu tăng cường giám sát xử lý hiện nay của cơ quan chức năng không làm nổi. Bình quân mỗi cán bộ thuế hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh phải quản lý bình quân từ 150 đến 180 doanh nghiệp nên không có đủ thời gian kiểm tra hóa đơn hoàn thuế trong trường hợp nghi ngờ.

Hậu quả của việc bán hàng không xuất hóa đơn không chỉ là thất thu thuế của nhà nước mà còn tạo điều kiện để hàng lậu tràn vào thị trường. Khi

hàng bán ra không cần xuất hóa đơn thì hàng lậu cứ thế đến tay người tiêu dùng mà không thể biết chính xác xuất xứ, doanh nghiệp thì không cần phải báo cáo thuế và dễ dàng hưởng luôn cả phần thuế GTGT mà người dân đã đóng trong giá đã tính thuế.

Với những thủ đoạn táo tợn nêu trên, không ít hóa đơn GTGT đã được bán cho nhiều đối tượng sử dụng làm chứng từ kê khai thuế. Nếu không phát hiện kịp thời, những hóa đơn này sẽ trở thành chứng từ hợp lệ, giúp hợp thức hóa các khoản chi khống. Nghiêm trọng hơn, nó có thể trở thành chứng từ để rút ruột ngân sách nhà nước hoặc xin hoàn thuế GTGT với giá trị lớn.

Như vậy có thể thấy, thông qua hóa đơn, chứng từ, doanh nghiệp không chỉ khai man trốn thuế, mà còn lợi dụng chủ trương hoàn thuế để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, gây thiệt hại cho những doanh nghiệp chân chính. Những hình thức gian lận chủ yếu mà doanh nghiệp thường lợi dụng thông qua hóa đơn, chứng từ hoàn thuế như:

- Sử dụng hóa đơn không do Bộ Tài chính phát hành, thực chất là hóa đơn giả.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)