Một số tranh chấp hợp đồng tín dụng thường gặp:

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam (Trang 79 - 84)

Hiện nay, trong số các tranh chấp kinh doanh thơng mại thì tranh chấp hợp đồng tín dụng là một trong những tranh chấp chiếm số lợng lớn. Khác với các tranh chấp kinh doanh thơng mại thông thờng chỉ ảnh hởng đến lợi ích của các bên chủ thể trong hợp đồng thì tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng còn ảnh hởng của lợi ích của ngời gửi tiền, gây ảnh hởng nghiêm trọng tới nền kinh tế. Do vậy, nghiên cứu các tranh chấp tín dụng ngân hàng thờng gặp trong thực tế, chỉ ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục có ý nghĩa lớn trong thực tiễn.

Nh đã phân tích ở trên, một trong những đặc trng của tranh chấp hợp đồng tín dụng là nguyên đơn chủ yếu là các tổ chức tín dụng, chủ yếu là do khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ và liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm.

* Khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ: Đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tranh chấp ngân hàng hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, có thể là nguyên nhân khách quan, có thể là nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan làm cho khách hàng không trả đợc nợ ngân hàng là quá trình kinh doanh không thuận lợi, mùa màng thất bát, cơ chế chính sách thay đổi, thị trờng khủng hoảng, giá cả thất thờng, gặp phải rủi ro, kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất vốn không có khả năng trả nợ.

Ngoài nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng cũng chiếm số lợng lớn. Đó là sự trây ỳ, không muốn trả nợ của khách hàng. Thậm chí có những đối tợng khách hàng có hành vi lừa đảo ngay từ đầu khi tính toán vay vốn ngân hàng. Để thực hiện vay vốn ngân hàng, các khách hàng này có một quá trình chuẩn bị tài liệu gian dối công phu để lừa đảo nh: tạo ra hồ sơ bất động sản giả bằng cách photocopy và công chứng giả để mang đi thế chấp; sử dụng con dấu, giấy tờ của doanh nghiệp đã giải thể móc nối với cán bộ tín dụng làm thủ tục vay vốn; thế chấp hồ

sơ bất động sản, động sản (ô tô, xởng máy…) sau đó bán lén. Một số doanh nghiệp Nhà nớc lợi dụng việc mở rộng kinh doanh đổi mới công nghệ để vay tiền của các ngân hàng, nhập thiết bị cũ, sau đó nâng giá thiết bị, sau đó kinh doanh không có hiệu quả, không trả đợc nợ ngân hàng. Điển hình nh vụ Công ty xuất nhập khẩu Hà Tĩnh mất khả năng thanh toán 130 tỷ đồng. Nhà máy bia Sóc trăng mất khả năng thanh toán 100 tỷ đồng.[38]

Để thực hiện các hành vi lừa đảo trên, hầu hết các khách hàng đều có sự móc nối với các cán bộ ngân hàng. Các cán bộ ngân hàng, lợi dụng vị trí của mình, họ coi tiền ngân hàng nh “tiền chùa” và việc xét duyệt cho vay nh một sự ban phát. Vì vậy, do thiếu tinh thần trách nhiệm, họ đã làm ngơ trớc những sai phạm của khách hàng nh: quản lý kho hàng cầm cố không chặt chẽ để khách hàng rút hết ruột để bán, thẩm định dự án qua loa để xét duyệt cho vay những dự án ma, dự án không có hiệu quả... Nghiêm trọng hơn, họ cố ý làm trái quy định của Nhà nớc, thông đồng với khách hàng hợp thức hoá tài liệu, luồn lách kẽ hở của pháp luật để vay đợc vốn hoặc sẵn sàng xét duyệt cho vay những dự án ma, những dự án không có hiệu quả để trục lợi. Từ năm 1991 đến 2006 đã xảy ra 335 vụ lừa đảo ngân hàng, gây thiệt hại 1.732, 883 tỷ đồng (cha kể thiệt hại do Công ty TNHH minh Phụng – EPCO gây ra).

Do vậy, để hạn chế thấp nhất các hành vi vi phạm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng thì bên cạnh việc tăng cờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát khách hàng thì nâng cao năng lực chuyên môn, chất lợng thẩm định dự án, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cũng nh đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng là một việc làm hết sức cần thiết.

* Liên quan đến hiệu lực của hợp đồng bảo đảm

Một trong các tranh chấp diễn ra tơng đối phổ biến hiện nay giữa các bên trong hợp đồng tín dụng là liên quan đến hiệu lực của Điều khoản (hợp đồng) bảo đảm tiền vay.

- Đối với hợp đồng thế chấp: Thực tế cho thấy nhiều trờng hợp tài sản thế chấp là

quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất của khách hàng vay là tài sản thuộc đồng sở hữu của hai vợ chồng. Do đó, về nguyên tắc, muốn đem thế chấp tài sản thì

hợp đồng thế chấp phải có đầy đủ chữ ký của cả hai vợ chồng hoặc của một ngời nhng ngời này phải đợc uỷ quyền. Nhng có những hợp đồng một trong hai chữ ký là giả mạo hoặc không phải là chủ sở hữu còn lại ký. Tuy nhiên, cách giải quyết của các Toà án trong trờng hợp này lại không giống nhau. Có Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên là vô hiệu do có yếu tố lừa dối. Do đó, khoản cho vay từ cho vay có bảo đảm bằng tài sản chuyển thành cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Có Toà án lại cho rằng ngời ký hợp đồng thế chấp là chủ sở hữu của một nửa tài sản nên hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực và tài sản thế chấp là một nửa giá trị tài sản đó. Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất trong thực tiễn xét xử, Toà án nhân dân tối cao cần có hớng dẫn cụ thể về vấn đề trên làm cơ sở pháp lý cho các Toà án trong quá trình giải quyết vụ án.

Vấn đề nữa đặt ra ở đây là hầu hết các hợp đồng trên đều đợc công chứng. Những hợp đồng bảo đảm đợc công chứng mà bị tuyên bố vô hiệu thì trách nhiệm thuộc về phòng công chứng. Bởi lẽ, công chứng viên phải có trách nhiệm xác nhận ngời ký hợp đồng là ngời có tên trong hợp đồng. Việc công chứng sai dẫn đến hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu gây thiệt hại nặng nề cho các tổ chức tín dụng. Mặc dù Luật công chứng hiện nay có quy định phòng công chứng có trách nhiệm bồi thờng thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên các quy định về bồi thờng của phòng công chứng vẫn là một vấn đề bỏ ngỏ trong pháp luật.

* Liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm:

Đăng ký giao dịch bảo đảm là hành vi pháp lý nhằm công khai với ngời thứ ba về tình trạng tài sản bảo đảm, xác định thứ tự u tiên trong thanh toán. Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm đợc tiến hành bởi nhiều cơ quan khác nhau tùy vào từng loại tài sản. Đối với tàu thuỷ, tàu bay và bất động sản thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm đồng thời là cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu. Điều này rất thuận tiện trong việc quản lý tài sản cũng nh theo dõi những biến động về tài sản. Nhưng đối với tài sản là ô tô, xe máy thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản này do Cục đăng ký giao dịch bảo đảm quốc gia thực hiện; còn đăng ký quyền sở hữu ô tô lại do

Phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh. Lợi dụng điều này, có hiện tợng khách hàng đã mang giấy tờ ô tô của mình đi thế chấp vay tiền ngân hàng. Sau đó, khách hàng này đã khai báo mất giấy tờ với Phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh để xin cấp bộ giấy tờ khác để đi bán ô tô, xe máy. Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể, pháp luật cần quy định thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu và đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ do một cơ quan thống nhất thực hiện.

* Liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm:

Một tranh chấp cũng khá phổ biến hiện nay giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng vay là liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm. Xử lý tài sản bảo đảm đặc biệt là đối với bất động sản đang là một mối lo lớn của các ngân hàng thơng mại. Đây cũng là lý do nợ quá hạn của ngân hàng ngày càng tăng cao. Đài truyền hình VTV, cuối năm 2000 đã phát sóng về tình trạng một chi nhánh cấp 1 của một ngân hàng thơng mại Nhà nớc không thu hồi đợc khoản nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng, trong khi đó số sổ đỏ liên quan đến khoản nợ vay này, theo ớc tính, có thể kéo bày kín một sân vận động, chiều dài của chúng lên tới vài ki - lô - mét [ 27,tr12-14]. Thực tế trên cho thấy các ngân hàng thơng mại ở Việt Nam cho vay bằng thế chấp quyền sử dụng đất chiếm số lợng lớn. Tuy nhiên, xử lý tài sản bảo đảm bằng quyền sử dụng đất lại là một khó khăn lớn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là pháp luật về xử lý tài sản là bất động sản hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập.

Theo Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm thì việc xử lý tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận đợc thì tài sản đợc bán đấu giá hoặc khởi kiện tại Toà án. Nh vậy, Nghị định 163 đã dành nhiều quyền cho các bên chủ thể chủ động xử lý tài sản nh: tự bán tài sản, nhận chính tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, nhận tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trờng hợp thế chấp quyền đòi nợ, thoả thuận khác do các bên lựa chọn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu không có sự hỗ trợ của công an thì rất khó thực hiện nếu nh bên thế chấp không tự nguyện giao tài sản.

Trờng hợp các bên không thoả thuận đợc thì tiến hành bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên, thủ tục bán đấu giá theo quy định của pháp luật hiện hành đầy rẫy những thủ tục, kéo dài, có những trường hợp không có thời hạn kết thúc.

Đặc biệt, với tài sản là bất động sản thì pháp luật lại không trao quyền cho các tổ chức tín dụng đợc phép tự bán đấu giá nên muốn bán đấu giá các bên lại phải ký hợp đồng uỷ quyền lại cho cơ quan bán đấu giá. Nhiều trờng hợp bên thế chấp không chịu ký giấy uỷ quyền thì tổ chức tín dụng cũng không thể tự bán đấu giá để thu hồi nợ. Và muốn thu hồi nợ, các tổ chức tín dụng lại là thông qua hình thức khởi kiện tại toà án mà thời gian giải quyết theo các này lại mất nhiều thời gian. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nợ tồn đọng của tổ chức tín dụng tăng cao. Do đó, để thủ tục xử lý tài sản bảo đảm đợc tiến hành nhanh gọn nhằm thu hồi vốn cho tổ chức tín dụng, cần nghiên cứu sửa đổi pháp luật theo hớng cho phép các tổ chức tín dụng tự bán đấu giá có sự tham gia giám sát của cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền.

Thủ tục khởi kiện tại Toà án cũng quá rắc rối và phiền hà. Nếu ở nớc ngoài chỉ cần 24 tiếng là mọi việc đợc giải quyết xong, cơ quan thi hành án có quyết định của Toà án là có thể chuyển tài sản cho ngân hàng xử lý. Còn ở Việt Nam, thủ tục quá rờm rà. Ngoài ra, thủ tục thi hành án cũng là cả quá trình phức tạp. mặc dù ở Việt nam, đã có những nỗ lực cải cách thủ tục cỡng chế thực thi hợp đồng song, vẫn còn mất 343 ngày và trải qua 37 thủ tục. Việt Nam đã trở thành nớc đòi hỏi nhiều thủ tục nhất trong khu vực Đông Á. Để cỡng chế thực thi một hợp đồng với chi phí khoảng 30% giá trị đòi nợ. Ngoài ra, theo số liệu của Ngân hàng thế giới, cho đến thời điểm 2004, ở Việt Nam vẫn còn hơn 17.000 bản án chưa được thi hành. [36,tr17-19]

Có thể nói, trong các tranh chấp đợc giải quyết ở Toà án thì tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do các quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập và cơ chế thực thi hợp đồng cha hiệu quả. Để hạn chế các tranh chấp tín dụng ngân hàng, pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng cần phải tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo lợi ích các bên, đặc biệt về phía tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam (Trang 79 - 84)