Hợp đồng tín dụng ngân hàng vô hiệu.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam (Trang 64 - 69)

Hợp đồng tín dụng ngân hàng bị tuyên bố vô hiệu khi hợp đồng đợc ký không thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Tuỳ theo mức độ vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng khác nhau mà hợp đồng có thể đợc phân thành: hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tơng đối. Các quốc gia theo hệ thống pháp luật Common law (hay hệ thống pháp luật Anh – Mỹ) lại dùng từ hợp đồng vô hiệu (void) và hợp đồng có thể vô hiệu (voidable) [36,tr342]. Bộ luật dân sự Pháp lại dùng từ hợp đồng đơng nhiên vô hiệu và hợp đồng vô hiệu có điều kiện. Nhng dù các quốc gia có sử dụng các từ khác nhau thì các thuật ngữ trên về cơ bản cũng thể hiện một nghĩa nh nhau. Theo đó, ta có thể hiểu nh sau:

Hợp đồng đơng nhiên vô hiệu (hợp đồng vô hiệu tuyệt đối) là hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng này ảnh hởng đến lợi ích của Nhà nớc, ảnh hởng tới trật tự công. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối (hợp đồng đơng nhiên vô hiệu) không thể đợc xác lập. Thời hiệu tuyên bố hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là không thời hạn.

Hợp đồng vô hiệu tơng đối (hay hợp đồng vô hiệu có điều kiện) là hợp đồng nếu đợc thực hiện chỉ ảnh hởng đến lợi ích của một trong các bên. Do đó, nếu nh hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không thể đợc xác lập thì trong hợp đồng vô hiệu tơng đối chủ thể tham gia vẫn có cơ hội sửa chữa những vi phạm và tiếp tục thực hiện hợp đồng. Hợp đồng chỉ vô hiệu khi một bên hoặc các bên tham gia hoặc ngời có quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc Viện kiểm sát, tổ chức xã hội yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Điều này cũng có nghĩa là chủ thể có thể từ bỏ quyền yêu cầu của mình vì một lý

do nào đó. Lúc này, hợp đồng vẫn đợc xem là có hiệu lực. Chẳng hạn, nếu pháp luật quy định hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản mà các bên không tuân theo thì một hoặc các bên có thể yêu cầu Toà án bắt buộc các bên phải ký kết hợp đồng bằng văn bản trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn này mà các bên không tuân theo thì hợp đồng mới bị tuyên vô hiệu. Thời hiệu để tuyên bố hợp đồng vô hiệu là hai năm kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

BLDS 2005 không có quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tơng đối. Tuy nhiên, căn cứ vào các trờng hợp hợp đồng vô hiệu và thời hiệu tuyên bố hợp đồng vô hiệu có thể hiểu hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là những hợp đồng vô hiệu đợc quy định từ các Điều 128, 129 BLDS 2005. Hợp đồng vô hiệu tơng đối là những hợp đồng vô hiệu đợc quy định tại các Điều từ 130 đến Điều 134 BLDS 2005.

Đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng, hợp đồng có thể bị vô hiệu tuyệt đối khi hợp đồng ký kết vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội. Nhằm đảm bảo sự an toàn, lành mạnh trong quan hệ tín dụng, pháp luật tín dụng ngân hàng của hầu hết các nớc đều có quy định về các đối tợng không đợc phép cho vay và cấm cho vay với điều kiện u đãi (Điều 40 Luật ngân hàng thơng mại Trung Hoa 1995; Điều 62 Khoản 1 Luật các tổ chứuc tài chính và ngân hàng Malaysia 1989).

Ở Việt Nam, quy định cấm cho vay đợc quy định tại Khoản 1 Điều 77 và cấm cấp tín dụng u đãi cho các đối tợng quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật các tổ chức tín dụng. Do đó, nếu tổ chức tín dụng mà cho vay những đối tợng đợc quy định trong Khoản 1 Điều 77 và cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc với những điều kiện u đãi cho các đối tợng quy định trong Khoản 1 Điều 78 Luật các tổ chức tín dụng thì hợp đồng tín dụng ngân hàng đó bị tuyên bố vô hiệu và trờng hợp này đợc hiểu là vô hiệu tuyệt đối.

Ngoài ra, hợp đồng tín dụng ngân hàng cũng có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu nh mục đích của hợp đồng trái pháp luật. Điều 9.1 Quy chế cho vay

+ Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhợng, chuyển đổi.

+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. + Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

Như vậy, với quy định của pháp luật sử dụng vốn vay hợp pháp nhằm đảm bảo các bên tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của ngân hàng không bị thất thoát vốn, đảm bảo trật tự công của xã hội.

Nếu nh hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không thể đợc xác lập, nó ảnh hởng tới lợi ích của Nhà nớc, lợi ích công của toàn xã hội thì hợp đồng vô hiệu tơng đối chỉ ảnh h- ởng tới lợi ích của các bên chủ thể và vẫn có thể đợc xác lập nếu nh các chủ thể có thẩm quyền từ bỏ quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hợp đồng tín dụng ngân hàng vô hiệu theo kiểu này là ngời ký kết không đúng thẩm quyền hoặc vợt quá thẩm quyền là phổ biến nhất. Chúng ta có thể tham khảo một vụ việc đáng tiếc như sau:

Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Công ty điện tử Ánh Sao (TP. Hà Nội) và VB.Bank. Công ty này đã vay ngân hàng nhiều lần theo hợp đồng tín dụng (cả trung và ngắn hạn) với tổng số tiền vay là 19.020.000.000 đồng từ 1996. Trong số những hợp đồng đã ký có những hợp đồng mà tại thời điểm ký kết, Tổng giám đốc VB.Bank đi công tác xa, Phó Tổng giám đốc ở nhà ký vợt phép, khi Tổng giám đốc về cũng không phản đối. Năm 2002, Công ty này vẫn không trả hết nợ mặc dù đã gia hạn nhiều lần. Ngân hàng kiện Công ty ra Toà án TP. Hà Nội. Công ty này yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do ngời ký kết vợt quá thẩm quyền. Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Hậu quả là VB.Bank trả lại tiền mà Công ty này đã nộp (gốc và lãi) còn Công ty này chỉ phải trả cho ngân hàng tiền gốc. Thiệt hại cho VB.Bank trong trờng hợp này là 5 tỷ đồng vì đã không đợc hởng lãi mà phải bỏ chi phí quản lý những khoản cho vay trên.[36.tr343 ]

Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên, hạn chế đến mức thấp nhất việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu do ngời ký kết không đúng thẩm quyền, quy định về uỷ quyền trong pháp luật đã đợc sửa đổi theo tính linh hoạt, mềm dẻo hơn. Theo Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hớng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế (Nghị quyết 04) thì việc uỷ quyền có thể đợc thực hiện trớc hoặc sau khi ký hợp đồng, có thể bằng văn bản hoặc bằng hình thức nhất định. Theo đó, nếu hợp đồng do ngời không có thẩm quyền ký kết (hoặc vợt quá thẩm quyền) nhng sau đó đã đ- ợc ngời có thẩm quyền biết mà không phản đối thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Theo Nghị quyết 04 thì đợc coi là ngời có thẩm quyền biết mà không phản đối khi thuộc một trong các trờng hợp sau:

- Sau khi hợp đồng đã đợc ký kết, có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng ngời ký kết hợp đồng đã báo cáo với ngời có thẩm quyền biết hợp đồng đã đợc ký kết (việc báo cáo đó đợc thực hiện trong biên bản họp giao ban của ban giám đốc, Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị, có nhiều ngời khai thống nhất việc báo cáo là có thực…)

- Ngời có thẩm quyền thông qua các chứng từ, tài kiệu về kế toán, thống kê biết đợc hợp đồng kinh tế đó đã đợc ký kết và đang đợc thực hiện (đã ký trên hoá đơn, phiếu xuất kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng hoặc trên sổ sách kế toán của pháp nhân…)

- Ngời có thẩm quyền chứng minh có tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo thoả thuận của hợp đồng đợc ký kết (ký các văn bản xin gia hạn thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng…)

- Ngời có thẩm quyền đã trực tiếp sử dụng tài sản, lợi nhuận có đợc do việc ký kết, thực hiện hợp đồng đó mà có (sử dụng ô tô để đi lại, để kinh doanh mà biết do việc ký kết, thực hiện hợp đồng mà có…).

Quy định trên của Nghị quyết 04 một lần nữa đợc khẳng định trong Điều 416. BLDS 2005: “ Giao dịch dân sự do ngời đại diện xác lập, thực hiện vợt quá phạm vi đại

diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của ngời đợc đại diện đối với phần giao dịch vợt quá phạm vi đại diện, trừ trờng hợp đợc ngời đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối”.

Như vậy, nếu chúng ta vận dụng Nghị quyết 04 và BLDS 2005 trên thì khó có thể nói rằng Tổng giám đốc VB.Bank không hề hay biết gì về hợp đồng do Phó tổng giám đốc ký. Vì hợp đồng có giá trị cao nh thế ít ra cũng thể hiện đầy đủ trên sổ sách của Ngân hàng hoặc cũng đợc nêu ra trong các cuộc họp của Ngân hàng này. Tiếc rằng, sự việc trên xảy ra vào năm 2002, trớc khi có Nghị quyết 04 và BLDS 2005 nên hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

Qua phân tích trên ta thấy, việc sửa đổi quy định về việc ủy quyền nh trên của pháp luật hiện hành là hoàn toàn phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Ngoài cách phân loại hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tơng đối thì hợp đồng vô hiệu có thể đợc phân thành hợp đồng vô hiệu toàn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần. Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của hợp đồng vô hiệu không ảnh hởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Các hợp đồng tín dụng ngân hàng có thể bị vô hiệu một phần do có Điều khoản trong hợp đồng đợc ký kết trái với quy định của pháp luật nh: Điều khoản về lãi suất cho vay, điều khoản về bảo đảm tiền vay…Ví dụ: Điều 476 BLDS 2005 quy định: Các bên có thể thoả thuận mức lãi suất cho vay nhng không vợt quá 150% mức lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nớc công bố trong từng giai đoạn nhất định. Do đó, đối với những hợp đồng tín dụng ngân hàng mà các bên thoả thuận mức lãi suất cho vay vợt quá giới hạn trên thì hợp đồng tín dụng đó bị vô hiệu điều khoản về lãi suất.

Vụ kiện giữa VCB và công ty T: ngân hàng không kiểm tra hồ sơ bảo lãnh nên hợp đồng tín dụng ngân hàng bị vô hiệu một phần do một trong đồng sở hữu tài sản không ký tên vào hợp đồng bảo lãnh. Trong trờng hợp này, hợp đồng tín dụng ngân hàng chỉ bị vô hiệu điều khoản về bảo đảm tiền vay mà không ảnh hởng đến các điều khoản khác của hợp đồng tín dụng ngân hàng.

Ngoài ba điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đã nêu thì hình thức của hợp đồng cũng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trờng hợp pháp luật có quy định. Đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng, pháp luật quy định hình thức của hợp đồng phải đợc ký kết bằng văn bản. Tuy nhiên với điều kiện này thì hiếm khi đã xảy ra trờng hợp vô hiệu về hình thức hợp đồng vì các tổ chức tín dụng đã soạn thảo hợp đồng rất chặt chẽ và yêu cầu khách hàng công chứng, chứng thực dù pháp luật không yêu cầu.

Tóm lại, để hợp đồng tín dụng ngân hàng có hiệu lực thì hợp đồng phải thoả mãn tất các điều kiện mà pháp luật quy định. Nếu vi phạm một trong các điều kiện đó, hợp đồng tín dụng có thể bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc một phần, vô hiệu tuyệt đối hoặc vô hiệu tương đối. Khi giao kết hợp đồng, các bên cần chú ý vấn đề này, tránh những thiệt hại khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)