Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam (Trang 51 - 53)

Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng. Về nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ các bên xuất hiện kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Đối với hợp đồng tín dụng thì thời điểm đó là thời điểm các bên thoả thuận xong các điều khoản của hợp đồng, bên cuối cùng ký tên vào hợp đồng nếu không có sự thoả thuận khác. Theo Quy chế cho vay thì tổ chức tín dụng với t cách là bên cho vay có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Nghĩa vụ chuyển giao tiền cho khách hàng vay đúng số lợng, thời hạn, địa điểm nh

đã thoả thuận. Đây là nghĩa vụ đầu tiên của tổ chức tín dụng, là cơ sở hình thành các

quyền và nghĩa vụ khác của các chủ thể. Tổ chức tín dụng chỉ có thể thực hiện quyền kiểm tra, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay hoặc nghĩa vụ trả nợ của khách hàng chỉ có thể đặt ra khi tổ chức tín dụng đã chuyển giao tiền cho khách hàng đúng cam kết. Trờng hợp tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tiền hoặc chuyển giao tiền chậm, không đúng thoả thuận thì khách hàng có thể yêu cầu tổ chức tín dụng bồi thờng thiệt hại hoặc phạt vi phạm (nếu có thoả thuận).

- Quyền kiểm tra, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay: Đây không

chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của tổ chức tín dụng. “Tổ chức tín dụng có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng” (Điều 53 Khoản 3 Luật các tổ chức tín dụng).

Nhằm đảm bảo cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng hiệu quả, pháp luật của hầu hết các nớc trên thế giới đều cho phép tổ chức tín dụng đợc quyền kiểm tra khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay. Điều 35 Luật ngân hàng thơng mại Trung Hoa quy định: “ Ngân hàng thơng mại phải thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt việc sử dụng, khả

năng và hình thức hoàn trả cũng nh các vấn đề liên quan khác của ngời vay khi tiến hành cho vay”.

Đây là một quy định rất cần thiết một mặt hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng vốn vào mục đích bất hợp pháp hoặc không đúng với mục đích đã thoả thuận; mặt khác, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả nhằm thu hồi vốn cho tổ chức tín dụng. Để thực hiện quyền này có hiệu quả, luật pháp còn cho phép các tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt hợp đồng tín dụng yêu cầu khách hàng phải hoàn trả tiền gốc và lãi trớc thời hạn nếu khách hàng vay vi phạm những điều khoản đã cam kết nh cung cấp thông tin sai sự thật, sử dụng tiền vay sai mục đích đã thoả thuận (Điều 32 Luật ngân hàng Ba Lan, Điều 54 Luật tổ chức tín dụng Việt Nam).

Thực tế Việt Nam cho thấy các tổ chức tín dụng thực hiện quyền này chưa thực sự nghiêm túc. Nhiều tổ chức tín dụng do lơ là trong việc kiểm tra, giám sát khách hàng dẫn tới việc khách hàng vay vốn kinh doanh nhưng thực chất lại đi buôn ma tuý; thế chấp kho hàng nhng rút ruột gần hết chỉ có hàng bên ngoài bên trong rỗng. Thậm chí có cán bộ tín dụng lại sẵn sàng câu kết với khách hàng vay vốn để kinh doanh nhưng thực tế lại cho tư thương vay với lãi suất cao.]

Nh vậy, quyền cho phép tổ chức tín dụng đợc quyền kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay là cần thiết. Nhng cho phép các tổ chức tín dụng đợc quyền kiểm tra, giám sát khách hàng đến mức độ nào. Nếu không xác định đợc rõ vấn đề này thì quy định trên của pháp luật có thể dễ dẫn đến việc tổ chức tín dụng lợi dụng đặc quyền này can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các chủ thể vay vốn. Và do đó, trong một chừng mực nhất định quy định đó đã hạn chế quyền tự do kinh doanh của bên vay trong việc sử dụng nguồn vốn đã vay của tổ chức tín dụng.

- Quyền yêu cầu bên đi vay phải hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi theo đúng thoả

thuận kể cả tiền bồi thờng thiệt hại và phạt hợp đồng (nếu có). Đây là quyền cơ bản của

tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Nếu khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ này không chỉ ảnh hởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng, đến sự sống còn của tổ chức tín dụng mà còn ảnh hởng trực tiếp đến lợi ích của ngời gửi

tiền, ảnh hởng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế. Chính vì tính chất quan trọng của nó mà để đảm bảo cho tổ chức tín dụng có thể thu hồi nợ từ khách hàng, pháp luật cho phép tổ chức tín dụng đợc phép tiến hành thu hồi nợ bằng nhiều phơng thức khác nhau nh: khiếu nại khách hàng, yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ, yêu cầu ngời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khởi kiện khách hàng lên cơ quan trọng tài hoặc cơ quan toà án có thẩm quyền giải quyết.

- Quyền đợc miễn, giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo quy định của pháp luật, mua bán nợ, đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo quy định của Chính

Phủ và hớng dẫn của Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam. Quy định này của pháp luật nhằm

đảm bảo cho tổ chức tín dụng có thể thu hồi nợ dới nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, với quy định cho phép các tổ chức tín dụng đợc khoanh nợ, giãn nợ, đảo nợ, lại làm cho tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng khó mà minh bạch, tạo ra hiện tợng lãi giả, lỗ thật trong các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam (Trang 51 - 53)