Phương thức xử lý tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam (Trang 61 - 62)

Qua nghiên cứu các quy định của BLDS 2005 và các văn bản hớng dẫn thi hành, tựu chung có hai phơng thức xử lý tài sản bảo đảm sau: do các bên thoả thuận và bán đấu giá.

Việc thoả thuận của các bên cũng có thể xảy ra theo các cách thức (tự bán, hoặc uỷ quyền cho ngời thứ ba bán), bên bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm, bên bảo đảm nhận tiền hoặc tài sản (trờng hợp thế chấp quyền đòi nợ); phơng thức khác do các bên thỏa thuận.

Vấn đề là sự thoả thuận của các bên đợc xác định tại thời điểm nào: thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm hay thời điểm xử lý tài sản bảo đảm? Trờng hợp một tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ dân sự và phơng thức xử lý tài sản đợc thoả thuận khác nhau thì vấn đề lại trở nên phức tạp. Giả sử một tình huống sau:

A thế chấp cho Ngân hàng B một chiếc ô tô để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thoả thuận nếu đến thời hạn trả nợ A không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì tài sản bảo đảm thuộc về B. Sau đó, A lại đem chiếc ô tô đó thế chấp tại Ngân hàng C để vay vốn, thoả thuận đến thời hạn trả nợ A không trả đợc nợ hoặc trả không đầy đủ thì tài sản bảo đảm đợc đem bán đấu giá để thu hồi nợ.

Giả sử A vi phạm nghĩa vụ trả nợ, dẫn đến phải xử lý tài sản bảo đảm từ hai hợp đồng tín dụng trên thì thoả thuận nào đợc công nhận? Nếu tuân theo sự thoả thuận của A - B thì thoả thuận của A- C không còn nữa, khoản nợ tại ngân hàng C trở thành khoản nợ không có bảo đảm. Nếu tuân theo thỏa thuận của A - C thì thoả thuận của A - B vô hiệu. Nếu yêu cầu các bên A,B, C thoả thuận lại thì các thoả thuận trớc đó bị vô

hiệu. Và nh vậy, theo phơng án nào cũng không thể đạt đến tận cùng của sự hợp lý. Theo Luật thực định, các nhà làm luật lựa chọn phơng án “theo sự lựa chọn của bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận đợc thì tài sản đợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật” (Điều 58.2 Nghị định 163). Theo tác giả thì phơng án trên là không hợp lý vì vô hình chung đã làm vô hiệu sự thoả thuận của các bên trớc đó. Vì vậy, quy định này của pháp luật cũng cần nghiên cứu sửa đổi để đa ra một phơng án giải quyết tối u, đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)