- Quyền từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng không đúng với thoả thuận trong hợp đồng và không phù hợp pháp luật. Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng chống lại các yêu cầu không chính đáng của tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Điều đó thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng nh: từ chối yêu cầu của tổ chức tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin không liên quan đến việc sử dụng vốn và hoàn trả vốn vay của bên vay.
- Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ hoặc vi phạm hợp
đồng tín dụng của tổ chức tín dụng. Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo quyền tiếp cận
vốn ngân hàng của khách hàng, tránh những hành vi từ chối cho vay không có căn cứ của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, mặt trái của quy định này là đã xâm phạm một quyền rất quan trọng của chủ thể kinh doanh . Đó là quyền tự do kinh doanh. Điều 15 Luật các tổ chức tín dụng quy định: “ Các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ kinh doanh và tự
chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không một tổ chức cá nhân nào đợc can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ kinh doanh của tổ chức tín dụng”.
Điều 41 Luật ngân hàng thơng mại Trung Quốc cũng quy định: “Không một tổ chức hay cá nhân nào đợc ép buộc một ngân hàng thơng mại cấp một khoản vay hoặc bảo lãnh cho một khoản vay. Ngân hàng thơng mại có quyền từ chối bất cứ yêu cầu cho vay hoặc bảo lãnh của bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào”. Nh vậy, hiểu theo quy định của pháp luật Trung Quốc thì ngân hàng có quyền từ chối bất kỳ khoản vay nào của tổ chức, cá nhân mà không cần phải nêu rõ lý do. Còn theo cách hiểu của pháp luật Việt Nam thì các tổ chức tín dụng bắt buộc phải cho khách hàng vay vốn nếu khách hàng có đủ điều kiện và tổ chức tín dụng có khả năng cho vay. Nếu tổ chức tín dụng từ chối khách hàng vay tiền thì tổ chức tín dụng phải đa lý do chính đáng.
Rõ ràng với quy định cho phép các tổ chức, cá nhân đợc quyền khiếu nại, khởi kiện tổ chức tín dụng từ chối cho vay không có căn cứ đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng, quyền tự do lựa chọn khách hàng. Quy định trên hoàn toàn không phù hợp với điều kiện kinh tế thị trờng ngày nay và cần đợc loại bỏ.
- Ngoài ra, các khách hàng vay vốn còn có quyền khởi kiện tổ chức tín dụng đã vi
phạm hợp đồng đã cam kết nh: Tổ chức tín dụng không thực hiện hoặc thực hiện việc
giải ngân muộn. Theo đó, khách hàng có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền buộc tổ chức tín dụng phải thực hiện đúng hợp đồng, bồi thờng thiệt hại hoặc phạt hợp đồng nếu có thoả thuận phạt trong hợp đồng tín dụng.
- Nghĩa vụ sử dụng tiền vay đúng mục đích và có hiệu quả: Đây vừa là nghĩa vụ của
bên vay vốn đồng thời là điều kiện của khách hàng vay vốn. Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo cho vốn vay đợc sử dụng hợp pháp và đảm bảo khả năng thu hồi vốn của tổ chức tín dụng. Với nghĩa vụ này thì bên vay luôn bị đặt trong tình trạng kiểm soát của tổ chức tín dụng trong suốt thời gian sử dụng vốn. Nếu khách hàng không sử dụng vốn vay đúng mục đích hoặc sử dụng không có hiệu quả thì tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay hoặc thu hồi nợ trớc thời hạn. (Điều 54.1 Luật các tổ chức tín dụng).
- Nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của bên đi vay nhằm thu hồi vốn của tổ chức tín dụng. Nếu bên đi vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ không chỉ ảnh hởng đến lợi ích của tổ chức tín dụng mà còn ảnh hởng đến lợi ích của ngời gửi tiền, gây tác động nghiêm trọng cho nền kinh tế. Do vậy, để đảm bảo bên đi vay thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trả nợ, pháp luật cho phép tổ chức tín dụng có nhiều quyền tơng ứng nh: xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện bên đi vay và ngời bảo lãnh.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, thì các bên trong hợp đồng tín dụng ngân hàng còn có các quyền và nghĩa vụ theo thoả thuận trong hợp đồng và các quyền và nghĩa vụ khác mà pháp luật quy định.