Về phƣơng thức quản lý hệ thống bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 36 - 39)

- Mô hình giảm thiểu rủi ro Đây là một mô hình tiên tiến và cũng rất

1.2.3. Về phƣơng thức quản lý hệ thống bảo hiểm tiền gử

Lịch sử hoạt động của các hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đã cho thấy về cơ bản có hai phương thức quản lý hệ thống này, đó là: (i) phương thức quản lý tư nhân và (ii) quản lý bởi một tổ chức tài chính của nhà nước, được nhà nước cấp vốn và hỗ trợ. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước mà họ lựa chọn mô hình nào là phù hợp.

Theo mô hình bảo hiểm tiền gửi công, tổ chức bảo hiểm tiền gửi thuộc sở hữu của nhà nước, có tư cách pháp nhân, được nhà nước cấp vốn ban đầu

khi thành lập. Sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của tổ chức này là trực tiếp, mang tính chất hành chính - kinh tế, thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới những người gửi tiền nhỏ. Tuy nhiên, quy mô can thiệp này là có giới hạn, tùy thuộc vào thực lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và hạn mức chi trả bảo hiểm theo luật định. Khi mới xây dựng tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo mô hình này, Chính phủ các nước thường xác định mục tiêu chính của nó là chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - cơ quan quản lý, giám sát tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Chính vì vậy, hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo mô hình này rất "nghèo nàn", mang tính cấp phát và bó hẹp trong phạm vi của hoạt động thu phí bảo hiểm, lập quỹ và chi trả bảo hiểm. Chính vì vậy, vai trò của bảo hiểm tiền gửi như một công cụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả chưa được phát huy. Ngày nay, tổ chức bảo hiểm tiền gửi thuộc sở hữu nhà nước không chỉ thuần túy chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền mà còn thực hiện nhiều chức năng như: giám sát; kiểm tra; đánh giá tình hình hoạt động, mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; hỗ trợ tài chính cho các tổ chức này khi cần thiết; tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Trong đó, hoạt động giám sát an toàn hệ thống đã làm thay đổi diện mạo của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, nâng cao vị thế cho tổ chức này trong hệ thống các cơ quan giám sát an toàn tài chính quốc gia. Ngoài ra, hoạt động hỗ trợ tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi dưới những hình thức nhất định được pháp luật cho phép cũng góp phần ngăn chặn những rủi ro có thể dẫn đến ngân hàng bị đổ vỡ. Mô hình này được áp dụng điển hình ở Mỹ.

Mô hình bảo hiểm tiền gửi tư nhân dưới hình thức quỹ bảo toàn tiền gửi ra đời nhằm khắc phục một số hạn chế của mô hình bảo hiểm tiền gửi công mang tính bắt buộc như: làm tăng chi phí huy động vốn của tổ chức tín dụng do các tổ chức tín dụng phải tính phí vào giá thành dịch vụ ngân hàng nên không thu hút được nhiều khách hàng, tạo tâm lý ỷ lại cho các ngân hàng

hoạt động yếu kém. Quỹ bảo toàn tiền gửi do hiệp hội các ngân hàng lập ra để bảo vệ cho khách hàng có tiền gửi tại ngân hàng hội viên và nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Quỹ này được thiết lập trên cơ sở là sự đóng góp phí của các hội viên. Tỷ lệ phí sẽ giảm xuống khi quỹ đạt đến mức trần quy định. Tiền bảo hiểm được chi trả khi các ngân hàng bị phá sản. Bên cạnh đó, quỹ bảo toàn còn cho các tổ chức tín dụng thành viên vay tạm thời nhằm cứu vãn tình hình tài chính của tổ chức đó khi gặp khó khăn. Quỹ không phải là một pháp nhân, tài sản của quỹ độc lập với tài sản của hiệp hội ngân hàng. Nhà nước không hỗ trợ về vốn, không can thiệp trực tiếp mà chỉ định ra các điều kiện pháp lý cho tổ chức bảo toàn tiền gửi thành lập và hoạt động. Quỹ hoạt động mang tính tương hỗ, vì lợi ích chung của các thành viên, không vì mục tiêu lợi nhuận. Mô hình này phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng thành viên, không ỷ lại vào nhà nước. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định như không khuyến khích các tổ chức nhận tiền gửi uy tín tham gia vì quỹ hình thành trên tinh thần tự nguyện. Quỹ cũng khó tồn tại vì không có tiền từ số đông các ngân hàng uy tín để bù đắp cho số ít ngân hàng bị rủi ro. Quỹ không có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy, vì vậy khó xác định trách nhiệm của các thành viên trong việc chia sẻ chi phí bồi thường cho người gửi tiền do không có cơ sở pháp lý quy định. Mô hình quỹ bảo toàn tiền gửi được áp dụng phổ biến ở Đức.

Ngoài ra, hoạt động bảo hiểm tiền gửi còn được thực hiện bởi các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Ưu điểm của mô hình này là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã có kinh nghiệm về nghiệp vụ bảo hiểm trong việc xác định rủi ro, mức đền bù thiệt hại. Tuy nhiên, việc chi trả bảo hiểm chỉ được thực hiện khi rủi ro xảy ra, khi ngân hàng bị phá sản, vì vậy không đáp ứng được yêu cầu phòng chống nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Đồng thời, khoản chi trả bảo hiểm chỉ được thực hiện trong một phạm vi nhất định căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm nên không đạt được mục tiêu là bảo vệ quyền lợi của

người gửi tiền. Bên cạnh đó, nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp là có hạn, mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận nên đã tạo ra cơ chế xung đột lợi ích giữa một bên là người gửi tiền và bên kia là doanh nghiệp bảo hiểm. Thêm vào đó, các doanh nghiệp bảo hiểm không thể có khả năng thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi để có thể đưa ra những lời cảnh báo sớm về tình trạng sắp mất khả năng thanh toán của các tổ chức nhận tiền gửi nên hệ thống ngân hàng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ cao.

Qua những phân tích nêu trên, có thể thấy rằng mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi công là phù hợp với những nước có thị trường tài chính chưa phát triển, hoạt động của hệ thống ngân hàng tiềm ẩn rủi ro lớn như Việt Nam chúng ta.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)